Thông qua các quá trình tâm lý khác nhau và các phương thức biểu hiện cảm
xúc, ta có thể dọn sạch tiềm thức chất chứa các quan điểm về thực tại mang
tính phá hoại. Điều này thường cần một khoảng thời gian đáng kể và một cam
kết và quyết tâm mạnh mẽ đối với việc chữa lành.
Khi các lớp cảm xúc bị kìm nén đã được hợp nhất thành công, các phản ứng tự
động tích cực có thể được lập trình vào các lớp của tiềm thức đã bị cảm xúc tiêu
cực chiếm giữ trước đó. Thùng chứa thứ hai (Hình 3.2) cho thấy tiềm thức có
thể được sử dụng như thế nào để mang lại lợi ích cho sự phát triển cá nhân.
2. Mong cầu
Có một niềm tin phổ biến trong các tôn giáo rằng ta cần phải triệt tiêu các
mong cầu, hoặc ít nhất là chế ngự chúng bằng sự phục tùng và tuân theo các lời
răn dạy. Đúng là có một trạng thái không còn mong cầu và trạng thái này đưa
đến tâm trí tĩnh lặng, vĩnh cửu và nhận thức cao hơn. Đó là trạng thái cực lạc,
nhưng một người không thể bị ép buộc bằng cách cố gắng vượt lên trên các
mong cầu của mình. Việc phán xét rằng trạng thái còn mong cầu là kém cỏi hơn
trạng thái không còn mong cầu là một cái bẫy đầy đau đớn. Giống như mọi điều
khác trong cuộc sống, ta cần yêu thương và chấp nhận các mong cầu để có thể
học hỏi từ chúng. Mong cầu không phải là xấu. Chúng là một phần cần thiết của
quá trình tiến hóa. Khi các mong cầu bị kìm hãm, chúng trở thành cảm giác
thèm khát, thường có tính chất phá hoại. Bên dưới hầu như tất cả những cảm
giác thèm khát là các mong cầu bị chế ngự. Thông thường, sự thèm khát chỉ
đơn giản là một chiếc mặt nạ để che giấu mong cầu thực sự, như trong trường
hợp thèm đồ ngọt, ẩn dưới đó là mong cầu về tình yêu thương.
Mong cầu có thể được coi là phương tiện mà ý chí sử dụng để yêu cầu những gì
nó muốn (xem phần tiếp theo để biết định nghĩa về “ý chí”). Trừ khi bạn đã tiến
hóa cao, rất khó để có thể chỉ đơn giản có ý chí về một điều gì đó và rồi nó trở
thành hiện thực. Đầu tiên bạn phải có mong muốn. Ý chí sử dụng mong muốn