tin về sự khan hiếm và giới hạn xuất phát trực tiếp từ niềm tin cơ bản rằng
chúng ta tách biệt khỏi Thượng Đế, nguồn của sự dồi dào, và rằng thực tại bên
trong và bên ngoài tách biệt với nhau. Khoa học hiện đại đã chứng minh rằng
chúng ta đang sống trong một biển năng lượng gần như vô hạn. Vấn đề thực sự
duy nhất là làm thế nào để khai thác sự thịnh vượng đáng kinh ngạc đó và áp
dụng nó vào cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
Một số biểu hiện phổ biến hơn của niềm tin vào sự thiếu thốn và khan hiếm bao
gồm sự tích trữ, tham lam và phân phối hàng hóa và dịch vụ không công bằng –
những hoạt động thực sự tạo ra sự khan hiếm.
Buông bỏ “những con bò thiêng” [tức những niềm tin được xem như chân lý]
Những hệ thống niềm tin sau đây được rất nhiều người tin rằng là chân lý. Rất
nguy hiểm nếu chấp nhận một cách mù quáng một điều gì đó là sự thật tuyệt
đối. Rất thường xuyên, một niềm tin có thể đúng ở một tầng thứ hoặc chiều
kích, nhưng lại hoàn toàn vô nghĩa ở tầng thứ hoặc chiều kích khác. Một ví dụ
về điều này là luật hấp dẫn. Luật này rất thực trên Trái Đất chiều kích thứ ba,
nhưng ngoài không gian thì hầu như không áp dụng. Luật hấp dẫn cũng được
thay thế bởi những luật khác, mạnh hơn trong các chiều kích cao hơn (bao gồm
cả luật điện từ). Ví dụ, sự bay lên không vi phạm các định luật vật lý. Nó chỉ sử
dụng các luật cao hơn, mạnh hơn luật hấp dẫn. Một điều không phải là một sự
thật tuyệt đối trừ khi nó đúng trên mọi tầng thứ và chiều kích. Hãy xem bạn đã
nhầm bao nhiêu hệ thống niềm tin sau đây là sự thật tuyệt đối. Hầu hết những
điều này được coi là sự thật tuyệt đối bởi nhiều xã hội và chính phủ khác nhau
trên Trái Đất:
“Cơ thể phải lão hóa và chết.”
Điều này sẽ đúng nếu nguyên lý về entropy (nguyên lý về sự suy thoái, thất
thoát nhiệt năng vô ích – định luật 2 của nhiệt động lực học
) là luật tối cao
của vũ trụ, như một số nhà vật lý khẳng định. Tuy nhiên, có một luật khác,
nguyên lý tái tạo/phục hồi, hay còn gọi là centropy, tức phản entropy (nguyên