Tôi không hề biết tên loại cây này. Có thể đây là một loại cây mà trên
mặt đất không có chăng? Khi đi lại đến gần, tôi vừa ngạc nhiên vừa thích
thú.
Giáo sư Lidenbrock gọi ngay tên chúng:
- À, đây chỉ là một rừng nấm!
Nhưng thực vật ở đây không phải chỉ có những loài nấm ấy mà xa xa,
chúng tôi thấy rất nhiều loại cây cao lớn khác thường mọc thành từng
nhóm.
- Thật kỳ dị, nhưng huy hoàng và tráng lệ! – chú tôi kêu lên – Đây chính
là toàn bộ hệ thực vật của thời kỳ chuyển tiếp của thế giới. Cháu hãy chiêm
ngưỡng đi. Không một nhà thực vật học nào gặp một dịp may hiếm có như
vậy đâu!
- Hình như thượng đế muốn giữ trong cái nhà kính bao la này những loài
cây trước thời hồng thủy.
- Nhà kính à? Nói đúng hơn thì đây cũng là một vườn thú!
- Sao chú lại nói vậy?
- À, cháu hãy nhìn kĩ đám cát bụi và những mảnh xương rải rác trên mặt
đất kia xem!
- Trời! Xương của những động vật trước thời hồng thủy!
Tôi vôi lao tới những tàn tích cổ đại, những cái xương khổng lồ đã hóa
thạch trông giống những thân cây khô và kêu lên:
- Đây đúng là một vườn thú bởi những hài cốt này không phải do một tai
biến vận chuyển đến đây mà thuộc những động vật đã từng sinh sống dưới
bóng cây kì dị trên bờ biển ngầm này. Nhưng cháu không hiểu tại sao trong
một cái hang đá hoa cương này lại có những động vật bốn chân ấy? Bởi vì
đời sống động vật chỉ có trên trái đất ở thời kì thứ hai, khi đất trầm tích đã
được hình thành do phù sa và đã thay thế các loại đá nóng sáng của thời kỳ
nguyên thủy.
- Thắc mắc của cháu dễ giải đáp thôi. Sở dĩ có như vậy là vì mảnh đất
này là đất trầm tích. Sự việc này có thể giải thích bằng địa chất học. Ở một
thời kì nào đó, trái đất được bọc bởi một lớp đàn hồi, chịu tác dụng của
những sự vận động lên xuống liên tục theo định luật hấp dẫn. Có thể xảy ra