- Thôi, đủ rồi! – giáo sư nổi cáu quát – Bỏ hết những tính toán và giả
thuyết ấy đi! Cháu dựa trên cơ sở nào mà đặt giả thuyết vậy? Ai nói với
cháu là cái hành lang này không dẫn thẳng tới đích? Vả lại, điều chú đang
thực hiện ở đây một người khác cũng đã làm rồi! Con người ấy đã đi đến
nơi, đến lượt chú, chú cũng sẽ đi đến nơi!
Tôi thấy giáo sư đang nổi cơn nóng giận, nên tốt nhất cứ nhịn cho yên
chuyện.
- Cầm lấy áp kế xem nó chỉ ra sao? – chú tôi nói tiếp.
- Thưa chú, áp suất cao lắm.
- Được. Cháu thấy đấy, do xuống từ từ, chúng ta quen dần với độ đậm
đặc của khí quyển nên không bị sao cả.
- Đúng, chỉ hơi đau tai thôi!
- Không sao hết! Cháu cứ để cho không khí bên ngoài tiếp xúc nhanh
chóng với không khí chứa trong phổi sẽ hết đau ngay!
- Đúng quá! – tôi vội đáp – Chú có nhận thấy trong môi trường này âm
thanh truyền đi vang và rõ hơn nhiều không?
- Ừ, đúng đấy! Ở đây, ngay cả người điếc cũng nghe rõ được!
- Không còn nghi ngờ gì nữa, sự đậm đặc này ngày càng tăng!
- Phải, theo một định luật chưa được xác định lắm, chúng ta càng xuống
sâu trọng lực càng giảm. Chắc cháu cũng thừa biết, ngay trên mặt đất tác
dụng của trọng lực đối với mọi vật là mạnh nhất và ở tâm trái đất mọi vật
không còn sức nặng nữa.
- Nhưng liệu cái không khí này có thể đi tới chỗ đậm đặc như nước được
không ạ?
- Có thể lắm chứ, nếu dưới áp suất khoảng bảy trăm mười atmosphere.
- Nếu xuống sâu nữa thì sao?
- Sâu nữa, độ đậm đặc của không khí lại càng tăng.
- Thế thì ta xuống làm sao được?
- Ta sẽ lấy đá nhét đầy các túi!
Thú thật tôi không dám đi xa hơn nữa vào những giả thuyết vi tôi biết
cuối cùng sẽ chẳng giải quyết được vấn đề gì mà còn làm cho chú tôi nổi
giận. Vả lại, dưới một áp suất lớn như vậy, không khí sẽ chuyển sang thể