thành nơi nương tựa của bọn Quốc xã nếu lúc đó, xứ nầy có một chính thể
như ngày hôm nay.
Một trong những người nổi tiếng nhất trong số Đảng viên Quốc xã
không hề ăn năn hối ngộ đã đến trú ngụ tại Á căn đình là giáo sư Johannes
von Leers, chánh sở tuyên truyền chống Do thái tại bộ của Goebbels, và
cựu đại úy SS tại Amt VI của cơ quan An ninh. Hắn ta tiếp tục tại Á căn
đình, dưới chế độ Peron, các hoạt động bài Do thái và nhất là đăng những
bài báo nảy lửa tại nhựt báo bằng tiếng Đức ở địa phương, đôi khi dưới tên
hắn ta, và đôi khi dưới tên bác sĩ Euler. Hắn ta đã gặp Eichmann nhiều lần
tại Buenos Aires.
Sau khi Peron bị lật đổ, von Leers thấy phạm vi hoạt động của mình bị
thu hẹp hẳn lại và hắn ta rời Á căn đình để đến Ai cập. Tại xứ sau nầy, nhiệt
tình chống Do thái của hắn ta đã có thể tự do bộc lộ; hắn ta cải sang đạo
Hồi và sống tại Le Caire.
Một làn sóng văn chương Quốc xã tuôn tràn từ nhà Albert Durer Verlag,
nhà xuất bản chuyên về các sách lớn và nhỏ bài xích Do thái, chính nơi đây
đã cho tục bản tờ báo đã chết Der Weg, thâm độc đến nỗi bị cấm tại Đức
khi người ta thấy có tới 16.000 người ghi tên mua.
Tuy nhiên, thật sai lầm nếu nghĩ rằng ý thức hệ Quốc xã và chủ nghĩa
bài Do thái đã ăn sâu trên đất Á căn đình. Chỉ có vài nhóm lẻ tẻ tương đối ít
quan trọng bị ô nhiễm các tư tưởng này. Những nhóm nầy bị thúc đẩy và
dẫn dắt bởi các cựu đảng viên Quốc xã và được khuyến khích bởi những
người liên quan mật thiết với các phái bộ ngoại giao của vài nước Ả-Rập.
Nhưng những nhóm nầy đã bị các chính đảng đứng đắn và chính chánh
quyền Á căn đình lên án.
Vả lại miền Nam Mỹ không phải là miền đất lý tưởng trên thế giới cho
bọn Quốc xã tị nạn. Chính các quốc gia Ả-Rập tại Trung Đông mới là nơi
đã tiếp nhận một số đông nhứt người Quốc xã đào thoát. Và chính nơi đó