Nhiều tác giả đã lấy làm lạ là tại sao Eichmann đã “chỉ” là một trung tá
thôi, trong lúc đó hắn ta lại được giao phó các chiến dịch quá vĩ đại như vậy
ngay trong cơ quan khủng khiếp S.D. Thật ra, từ lúc hắn ta gia nhập phục
vụ Đảng Quốc Xã, việc thăng quân tiến chức của hắn ta trong lực lượng SS
đã rất nhanh chóng đối với một người không được đào tạo kỹ càng về quân
sự và những chức vụ quan trọng nhất đều thuộc vùng hậu tuyến chứ không
trong một đơn vị tác chiến. Đối với một người như vậy, chức trung tá là một
cấp bậc cao và là một phần thưởng đáng chú ý về những công việc có hiệu
quả trong cuộc tổ chức các vụ ám sát tập thể. Một năm rưỡi sau khi gia
nhập lực lượng SS, hắn ta được nâng cấp bậc tương đương với trung sĩ; sáu
tháng sau, trung sĩ nhất; một năm sau, thượng sĩ; năm 1936, thượng sĩ nhất;
năm 1937, thiếu úy; 1938, trung úy; 1939, đại úy; 1940, thiếu tá; 1941,
trung tá. Cấp bậc này trong SS, gọi là Obersturm-bannfuhrer.
Có hai lời đồn về Eichmann: ông ta sinh tại Palestine, và biết nói tiếng
Hebrew và yiddish (Do Thái cổ). Cả hai đều vô căn cứ. Lời đồn đại thứ
nhất bắt nguồn từ một cuộc viếng thăm xứ Palestine. Thời đó tại Sarona,
ngoại ô Tel Aviv có một khu đoàn người Đức. Bọn này phần đông đều là
tay chân đắc lực của Đảng Quốc Xã. Và thật ra cũng đã có những liên lạc
mật thiết giữa bọn Quốc Xã và ông Mufti ở Jerusalem từ những năm trước
chiến tranh, trong khi ông Mufti đứng đầu nhóm Ả-Rập ở Palestine đang
chống đối ra mặt với người Do Thái. Người ta biết là Eichmann có đến
Palestine một thời gian trong tư cách là đại diện của cơ quan S.D. trong lúc
có những vụ lộn xộn giữa Do Thái và Ả-Rập, để phối trí các hoạt động
chống Do Tháo. Nhưng chỉ sau khi Eichmann bị bắt và sau khi khám phá
vài tài liệu, người ta mới biết được chắc chắn rằng hắn ta chỉ đã ở Palestine
có 48 tiếng đồng hồ. Hắn ta có ý định lưu lại đó lâu hơn, nhưng hắn ta đã bị
chính quyền uy trị Anh trục xuất như là một điệp viên Đức. Điều đó đã xảy
ra trong những ngày 2 và 3 tháng 10 năm 1937.
Tiếng đồn kế đó là Eichmann nói rành rẽ tiếng yiddish và Hebrew càng
ngày càng lan rộng sau vụ Anschluss (vụ sát nhập Áo vào nước Đức) năm