Từ đó, cuối cùng mối liên hệ giữa người chết và nhân gian hoàn toàn
cắt đứt.
Trong khoảng thời gian cử hành tang lễ, khóa dạy ở cung thiếu niên
cũng đã kết thúc. Đàm Như Ý chỉ sợ dẫm vào vết xe đổ “Con muốn dưỡng
mà cha không đợi”(*), sau khi bàn bạc với Thẩm Tự Chước dự định trước
khi trường học khai giảng tạm thời sẽ không trở về Sùng Thành mà ở lại
chăm sóc ông nội Đàm thật tốt. Dĩ nhiên Thẩm Tự Chước cũng đồng ý,
chẳng qua là chuyện lĩnh chứng của hai người vẫn chưa xác định. Đàm
Như Ý lại nói, "Tần Thiếu Du đã nói rồi, ‘Hựu khởi tại triêu triêu mộ
mộ?’(**)." Cuối cùng, lại dặn dò Thẩm Tự Chước, "Khi nào công ty bớt
bận, hãy thường xuyên về ở cùng bà nội đi."
(*): là một câu Cổ Ngữ, có nghĩa là "Con cái muốn phụng dưỡng cha
mẹ, nhưng cha mẹ lại không đợi được ngày đó". Xuất phát từ "Khổng Tử
Gia Ngữ, cuốn hai, Trí Tư đệ bát" và xuất thân từ "Ngoại truyện Hàn thơ"
cuốn chín: "Cây muốn lặng mà gió chẳng muốn ngừng, con muốn nuôi mà
cha không đợi."
(**): Trích trong bài thơ “Thước Kiều Tiên” của Tần Quán.
Nguyên văn: Lưỡng tình nhược thị cửu trường thì,
Hựu khởi tại triêu triêu mộ mộ?
Dịch nghĩa: Hai mối tình đã thật sự là lâu dài
Há đâu cứ phải gặp nhau chiều chiều sớm sớm
Trong khoảng thời gian Đàm Như Ý ở nhà, Đàm Cát cũng trở về một
lần. Đã lâu rồi ông nội Đàm không ở cùng hai chị em Đàm Như Ý nên nhất
thời vui vẻ tinh thần cũng khôi phục chút ít.