CUỐN SÁCH SỐ 1 VỀ LÀM VIỆC - Trang 28

đến quan hệ cá nhân (giáo viên hoặc giảng viên cũ của bạn) và một
người liên quan đến chuyên môn (quản lý hiện tại hoặc trước đây
của bạn). Tuy nhiên, không phải không có những trường hợp nhà
tuyển dụng sẽ muốn thư giới thiệu không chỉ từ giám đốc hiện tại
của bạn, mà còn từ những giám đốc trước đó, thậm chí là trước đó
nữa. Tất cả phụ thuộc vào việc nhà tuyển dụng muốn biết rõ bạn
tới đâu, và mức độ nhạy cảm của vị trí mà bạn đang được tuyển dụng.

XIN THƯ GIỚI THIỆU NHƯ THẾ NÀO?

Có thể bạn chỉ cần cung cấp tên và thông tin liên lạc của người bạn
chọn viết thư giới thiệu cho nhà tuyển dụng nếu được yêu cầu,
nhưng tốt hơn hết là bạn nên liên lạc trước với họ trước khi làm việc
này.

Nhìn chung, bạn chẳng mất mát gì khi liên lạc trước với người có

khả năng sẽ viết thư giới thiệu cho bạn. Việc này sẽ giúp họ chuẩn bị
trước nội dung nhận xét về bạn, cũng như giúp bạn quyết định xem
liệu bạn có nên chọn họ không.

Nếu quan hệ của bạn với người sẽ viết thư giới thiệu tốt đẹp,

bạn có thể liên lạc với họ qua điện thoại. Tuy nhiên, trong hầu hết
các trường hợp, một lá thư ngắn gọn nhưng trang trọng vẫn nên là
lựa chọn tối ưu.

Đôi khi bạn có thể phải tự xin thư giới thiệu, nhưng trong hầu

hết các trường hợp, tất cả những gì bạn cần làm là xin phép để
được cung cấp thông tin liên lạc của người viết thư giới thiệu cho
bất cứ một bên nào khác có nhu cầu. Khi đó, tùy thuộc vào nhà
tuyển dụng của bạn, họ sẽ quyết định xem muốn làm gì tiếp theo.

Trong Hình 1.3 dưới đây là một mẫu thư xin giới thiệu từ sếp cũ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.