Từ năm 1947 đến năm 1948, ĐCSTQ đã ký với Liên Xô “Hiệp định Cáp
Nhĩ Tân”, và “Hiệp định Mát-xcơ-va”, giao nộp quyền lợi và tài nguyên
vùng đông bắc tổ quốc, để đổi lấy ủng hộ toàn diện về ngoại giao và quân
sự từ Liên Xô. Theo những hiệp định song phương ấy, Liên Xô cấp 50 máy
bay bổ xung cho ĐCSTQ, tất cả vũ khí Liên Xô cướp được từ quân Nhật đã
đầu hàng sẽ được bàn giao cho ĐCSTQ làm hai đợt, và Liên Xô bán với giá
rẻ đạn dược và vật tư quân dụng mà họ quản lý ở vùng đông bắc. Nếu Quốc
Dân Đảng dùng lục và không quân tấn công lên vùng đông bắc, thì Liên Xô
sẽ bí mật phối hợp với ĐCSTQ tác chiến. Ngoài ra Liên Xô hỗ trợ ĐCSTQ
giành chính quyền tại Tân Cương, xây dựng lực lượng không quân liên hợp
Xô-Trung, cung cấp quân trang cho 11 sư đoàn ĐCSTQ, lấy một phần ba
vũ khí do Mỹ cấp chuyển đến vùng đông bắc Trung Quốc (trị giá khoảng
13 tỷ Mỹ kim).
Để tranh thủ hỗ trợ từ Liên Xô, ĐCSTQ cho phép Liên Xô có đặc quyền
qua lại bằng đường bộ và đường không ở vùng đông bắc, cấp cho Liên Xô
các thông tin tình báo về hoạt động quân sự của Quốc Dân Đảng và Mỹ.
Sản phẩm chiến lược của vùng đông bắc (bông, đậu) giao cấp cho Liên Xô,
để đổi lấy vũ khí tối tân. Liên Xô được quyền ưu tiên khai thác khoáng sản
của Trung Quốc, được quyền đóng quân tại Tân Cương, và mở Cục Tình
báo Viễn Đông tại Trung Quốc. Nếu Châu Âu nổ ra chiến tranh, thì
ĐCSTQ sẽ phái 100 ngàn quân viễn chinh và 2 triệu lao động đến để hỗ trợ
Liên Xô. Ngoài ra ĐCSTQ hứa sẽ chuyển một số đặc khu của Liêu Ninh,
An Đông sang nhập vào Triều Tiên.
******************
III. Biểu hiện những nhân tố từ một đảng tà ác
1. Đặc trưng của lịch sử ĐCSTQ — Lo sợ bất tận
Vĩnh viễn sống trong sợ hãi là đặc trưng số một của lịch sử Đảng Cộng sản
Trung Quốc. Luôn luôn sợ bị lật đổ đã biến vấn đề sinh tồn của Đảng trở
thành lợi ích tối thượng. Sử dụng bạo lực để đảm bảo lợi ích tối thượng là