lớn như thế, song đó là sự thật. Chỉ tính riêng sự mất cân bằng
thương mại thôi, thì cứ ba năm Trung Quốc lại gửi ngân hàng gần
một nghìn tỷ đô-la của ta. Và đáng buồn thay, trong khi công nghiệp
chế tạo của Mỹ từng là vô địch, thì giờ đây, vì chuyện Trung Quốc
lừa ta bằng đồng tiền của họ, nên các công ty Mỹ không thể cạnh
tranh về giá, dù ta làm ra những sản phẩm tốt hơn nhiều. Bởi vậy,
bây giờ Trung Quốc là nhà sản xuất và xuất khẩu hàng đầu thế
giới. Nhân đây cũng xin nói thêm là họ cũng có hơn ba ngàn tỷ đô-la
ở
ngân hàng dự trữ nước ngoài. Đó là số tiền đủ để Trung Quốc
mua cổ phần chi phối mọi công ty lớn nằm trong danh sách chỉ
số công nghiệp trung bình Dow Jones – các công ty như Alcoa,
Caterpillar, Exxon Mobil, hay Walmart – và vẫn dư hàng tỷ đô-la
trong ngân hàng.
Cứ 6 người trên hành tinh này thì có một người là người Trung
Quốc. Dân số 1,3 tỷ người của họ vượt ta với tỷ lệ khoảng 4 trên 1.
Đó là một nguồn nhân tài khổng lồ để xây dựng các doanh nghiệp,
cung cấp nhân lực cho các khu chế xuất, đáp ứng đủ nhân sự cho
các tổ chức giáo dục ưu tú, và xây dựng một lực lượng quân sự khổng
lồ.
Một mối quan ngại lớn khác nữa là việc hằng năm Trung Quốc
có 7 triệu sinh viên tốt nghiệp đại học. Cho đến nay, Mỹ vẫn vượt
Trung Quốc về tỷ lệ tốt nghiệp đại học xét trên toàn bộ dân số,
nhưng bạn phải hỏi liệu các trường đại học của ta có cho ra đời những
sinh viên tốt nghiệp có kỹ năng cần thiết để cạnh tranh không. Tôi
đọc thấy quá nhiều câu chuyện về các tập đoàn phải tổ chức các
lớp giáo dục bổ túc cho nhân viên. Và khi bạn nhìn vào điểm thi ở các
trường trung học cơ sở và trung học phổ thông, thì thật đáng báo
động. Trong một nghiên cứu quốc tế có uy tín năm 2010 về trẻ em
trong độ tuổi 15, Mỹ xếp thứ 25 trên 34 quốc gia về toán học. Còn
Trung Quốc xếp thứ mấy? Thứ nhất. Thực tế là, học sinh