quả bom phá ngân sách hàng đầu của đất nước. Những miếng
bánh ngân sách lớn nhất đã bị các chương trình An sinh Xã hội,
Chăm sóc Y tế và Hỗ trợ Y tế ngoạm sạch. Chương trình An sinh Xã
hội chiếm 20% ngân sách (707 tỷ đô-la). Chương trình Chăm sóc Y
tế và Hỗ trợ Y tế Liên bang chiếm 22% ngân sách (tức 724 tỷ đô-
la). Như ai cũng biết, chi phí chăm sóc sức khỏe đang tăng vọt, và vai
trò của chương trình Hỗ trợ Y tế trong hệ thống chăm sóc sức khỏe
đã mở rộng mạnh mẽ. Vào thời điểm chương trình này ra đời năm
1965, cứ 50 người thì mới có 1 người sử dụng chương trình này. Ngày
nay, con số này là 1 trên 6 người.
Cứu lấy chương trình An sinh Xã hội và Chăm sóc Y tế.
Chương trình An sinh Xã hội cũng phải đối mặt với vấn đề
tương tự. Rất sớm thôi số người ngồi trên xe đẩy sẽ nhiều hơn số
người đẩy xe. Ngay tại thời điểm hiện tại đã có 53 triệu người hưởng
các phúc lợi xã hội có giá trị trung bình là 1.067 đô-la một tháng. 75
năm nữa, con số này sẽ vọt lên 122 triệu người, xấp xỉ khoảng 1/4
dân số. Đó là lý do tại sao với việc có 77 triệu người sinh ra sau
chiến tranh sắp nghỉ hưu và bắt đầu nhận phúc lợi, hai chương
trình - mà nếu kết hợp, sẽ chiếm 42% ngân sách nước Mỹ - đang
đứng trước nguy cơ vỡ quỹ. Chúng ta không thể để chuyện này xảy ra.
Giờ thì tôi biết một số đảng viên đảng Cộng hòa thoải mái với
việc để những chương trình này tự tàn lụi đi rồi chết. Họ thấy
rằng An sinh Xã hội và Chăm sóc Y tế là những “chương trình phúc
lợi” lãng phí. Thế nhưng, những người nghĩ theo lối này cần xem
lại lập trường của mình. Việc một người đóng tiền vào hệ thống
hàng chục năm mong nhận được giá trị từ số tiền mà họ bỏ ra
không phải là không hợp lý - đó không phải là “phúc lợi”, mà đó xứng
đáng là một thương vụ tốt. Ở góc độ xã hội, chúng ta cũng cần có
cam kết cứng rắn đối với việc cung cấp một mạng lưới an toàn