- Đành vậy, để thuộc hạ đi căn dặn mọi người.
Tề Mộc gật đầu tiếp tục nhắm mắt nghỉ ngơi, còn Phạm Lôi vội vàng đi
ra ngoài.
Thông ra bên ngoài từ Quý Châu chủ yếu có hai con đường, một từ Nam
sang Bắc, một từ Đông sang Tây. Cả hai con đường đều do Xa Hương phu
nhân đứng đầu chịu lo việc tu sửa sau khi Đại Minh thành lập. Xa Hương là
người dân tộc Di, Di Xá Tư, vốn là con gái của một đại thổ ty của dân tộc
Di ở Xuyên Nam. 14 tuổi, bà được gả cho đại thổ ty Lũng Tán.
Vài năm sau, sau khi Ải Thúy chết, do con trai tuổi còn nhỏ, Xa Hương
phu đứng quyền nhiếp chính. Đúng vào thời điểm Chu Nguyên Chương
giành được thiên hạ. Xa Hương phu nhân xem xét thời thế và quyết định
sáp nhập bộ tộc của mình vào Đại Minh, phối hợp với quân đội của Đại
Minh tiêu diệt hết những tàn dư của triều Nguyên còn lại, rồi cống ngựa,
hiến lương thực, thông đường.
Trong việc tiến quân Vân Nam chiếm lĩnh Quý Châu của nhà Minh, bà
đã lập được công lao lớn.
Nhưng điều lớn nhất mà bà để lại cho hậu thế chính là việc xây dựng hai
đường núi thông qua Quý Châu. Lúc đó, Quý Châu vẫn là một chốn hồng
hoang cỏ dại, đường xá gập ghềnh nguy hiểm, rừng núi hoang vu, toàn cỏ
cây gai góc. Nơi đây vốn không thể để cho cả một đội quân lớn tiến qua
hay có thể vận chuyển đồ được. Nếu làm một con đường xuyên qua núi thì
phải đi xuyên qua rất nhiều khu dân cư của các bộ lạc. Nếu không phải là
Xa Hương phu nhân với thân phận đặc biệt của bà thì không thể hoàn thành
được công việc đó.
Dưới sự chỉ huy của Xa Hương phu nhân, hai đường núi lớn của Quý
Châu đã được khai thông. Từ đó, nó trở thành con đường lớn của Tây Nam,