DA THỊT TRONG CUỘC CHƠI - Trang 303

DANH SÁCH THUẬT NGỮ

T

rục lợi: Tìm cách lợi dụng những quy định hoặc “quyền hạn” mang tính

bảo vệ để thu lợi nhưng lại không đóng góp gì vào hoạt động kinh tế và
không làm tài sản người khác tăng lên. Tony Béo sẽ ví điều đó với việc bị ép
buộc phải trả tiền bảo kê cho mafia nhưng không thu được lợi ích kinh tế từ
việc bảo kê đó.

Bộc lộ sở thích: Lý thuyết này, bắt nguồn từ Paul Samuelson (ban đầu xuất
hiện trong bối cảnh lựa chọn hàng hóa công), cho rằng người ta không có sự
tiếp cận hoàn toàn với những suy luận đằng sau hành động của mình; hành
động là thứ có thể quan sát, nhưng suy nghĩ thì không, vì thế không thể sử
dụng suy nghĩ trong những quá trình tìm hiểu khoa học nghiêm túc. Trong
kinh tế học, các cuộc thí nghiệm đều yêu cầu người tham gia chi tiêu thực
sự. Tóm tắt của Tony Béo sẽ là: “Lời nói là thứ rẻ mạt.”

Chiếm quyền điều tiết: Tình huống trong đó các quy định pháp lý rốt cuộc bị
một tác nhân nào đó “thao túng,” thường là sẽ đi chệch hướng khỏi ý định
ban đầu của các quy định pháp lý đó. Thu nhập của một số quan chức và
doanh nhân có thể đến từ các quy định pháp lý bảo hộ và việc cấp phép kinh
doanh, và từ cả việc họ vận động hành lang cho chúng. Chú ý rằng việc áp
dụng các quy định dễ dàng hơn nhiều so với việc sửa chữa hay gỡ bỏ chúng.

Chủ nghĩa duy khoa học: Niềm tin vào loại khoa học có vẻ… giống khoa
học, nhưng lại nhấn mạnh quá nhiều vào các khía cạnh bề ngoài hơn là về cơ
chế hoài nghi của nó. Chủ nghĩa này rất thịnh hành trong những lĩnh vực
trong đó nhà quản lý hành chính đánh giá những đóng góp dựa trên các
thang đo. Nó cũng thịnh hành trong những lĩnh vực dành cho những người
nói rất nhiều về khoa học nhưng lại chẳng “làm gì cả,” ví dụ như các phóng
viên hay giáo viên phổ thông.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.