316. Có thể thấy rõ việc nền báo chí một chiều sẽ tự hủy hoại mình ra sao do
sự tách biệt ngày càng sâu rộng với công chúng thông qua câu chuyện về
Gawker. Gawker là một công ty theo chủ nghĩa thị dâm, có chuyên môn là
phơi bày cho thiên hạ cuộc sống riêng tư của người khác ở quy mô công
nghiệp. Gawker bắt nạt những nạn nhân yếu thế hơn về mặt tài chính
(thường là những thanh niên 21 tuổi có mặt trong những cảnh phim khiêu
dâm trả thù), và cuối cùng họ cũng bị những người giàu có hơn bắt nạt rồi đi
đến chỗ phá sản. Chúng ta có thể rút ra được nhiều điều khi thấy các phóng
viên lại đứng về phía Gawker với lý lẽ là “tự do thông tin” – đây là sự lạm
dụng khái niệm này không đúng chỗ nhất – trong khi công chúng, một cách
tự nhiên, lại về phe các nạn nhân. Chuyện này cũng nhắc lại cho độc giả
rằng ngành báo chí là mẹ đẻ của tất cả các vấn đề người đại diện. (Chú thích
của tác giả.)
317. Sam Harris (sinh năm 1967): Nhà khoa học thần kinh và triết học người
Mỹ. Ông nổi tiếng với việc phê phán tôn giáo và được coi là một trong
những người đi đầu trong phong trào Vô thần trên thế giới.
318. Friedrich Hayek (1899-1992): Nhà triết học, kinh tế học người Anh gốc
Áo, nổi tiếng vì bảo vệ chủ nghĩa tự do cổ điển.
319. Thomas Aquinas (1225-1274): Giáo sĩ, nhà thần học, triết học Thiên
Chúa giáo. Ông cố gắng kết hợp triết học Aristotle vào trong thần học Thiên
Chúa giáo và viết nên những tác phẩm có ảnh hưởng lớn tới triết học, thần
học, lý luận luật pháp sau này của phương Tây.
320. Tiếng Latin, tạm dịch là “Câu hỏi”, “Chứng cứ,” “Mục đích,”, “Phản
đề.”
321. Ngụy biện người rơm: Một ngụy biện phổ biến, theo đó người đưa ra
ngụy biện giả vờ bác bỏ một luận điểm của đối phương, nhưng thực chất là
bác bỏ một luận điểm khác mà đối phương không nói tới. Hành động thực
hiện ngụy biện này được gọi là “tấn công người rơm.”