ĐẠI CƯƠNG LỊCH SỬ PHẬT GIÁO THẾ GIỚI - Trang 4

[

06

]

Chú thích

-----*-----

LỜI GIỚI THIỆU

Quyển "Đại Cương Lịch Sử Phật Giáo Thế Giới" mà quý độc giả hiện có trong tay do
Andrew Skilton tức Đại đức Dharmacari Sthiramati biên soạn bằng Anh ngữ, được Tu
sĩ Nguyễn Văn Sáu dịch ra tiếng Việt, giới thiệu một cách bao quát về sự phát triển
của Phật giáo ở Ấn Độ và các nước trên thế giới. Trong tựa đề nguyên tác, tác giả chỉ
ghi là "Đại Cương Lịch Sử Phật Giáo" (A Concise History Of Buddhism) nhưng tựa
đề bản dịch tiếng Việt ghi thêm từ "Thế Giới" có lẽ vì dịch giả nhận thấy một phần ba
số trang của quyển sách đề cập đến sự du nhập và phát triển của Phật giáo ở các nước
châu Á nói riêng và thế giới nói chung.

Hiện nay, có ít nhất ba quyển sách giới thiệu về Phật Giáo Thế Giới:

Quyển thứ nhất có tựa đề là "2500 Năm Phật Giáo" (2500 Years of Buddhism) dày
hơn 400 trang, do một tập thể tác giả biên soạn dưới sự chủ biên của giáo sư P.V.
Bapat, được bộ Thông Tin và Tuyên Truyền của Chính phủ Ấn Độ xuất bản lần đầu
vào năm 1956, được Nguyễn Đức Tư và Hữu Song dịch ra tiếng Việt và NXB Văn
Hóa Thông Tin xuất bản năm 2002. Mặc dù, tựa đề tác phẩm đề cập đến chiều dài
2500 năm của Phật giáo, nội dung của tác phẩm lại nhấn mạnh đến việc giới thiệu các
phương diện khác nhau của Phật giáo như văn học Phật giáo, nền giáo dục Phật giáo,
nghệ thuật Phật giáo, thánh địa Phật giáo, tín đồ Phật giáo, các công trình nghiên cứu
về Phật giáo; dĩ nhiên cũng có chương giới thiệu về nguồn gốc của đạo Phật, bốn thời
kỳ biên tập Kinh điển Phật giáo, các trường phái Phật giáo. Cách tiếp cận học đường
như vậy tuy phong phú nhưng lại khó giúp cho độc giả nắm bắt được tiến trình phát
triển của Phật giáo trải qua chiều dài lịch sử mấy ngàn năm ở khắp năm châu và bốn
biển.

Quyển thứ hai là quyển "Phật Giáo Khắp Thế Giới" (gần 500 trang) của Đại đức
Thích Nguyên Tạng biên soạn và xuất bản tại châu Úc vào năm 2001. Tác phẩm này
thực ra là tuyển tập các bài biên dịch bao quát của tác giả đăng tải trên báo và nguyệt
san Giác Ngộ từ năm 1990 đến 2001 (dĩ nhiên đã đưa lên trang nhà Đạo Phật Ngày
Nay, http://buddhismtoday.com và trang nhà Quảng Đức, http://quangduc.com) về ba
phương diện: a) xứ sở Phật giáo, b) nhân vật Phật giáo và c) các sự kiện Phật giáo
khắp thế giới. Quyển sách nhấn mạnh đến sự ra đời và phát triển của Phật giáo ở 20
nước thuộc châu Âu, châu Mỹ và châu Úc, bên cạnh Trung Quốc, Nhật Bản, Việt

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.