ĐẠI CƯƠNG LỊCH SỬ PHẬT GIÁO THẾ GIỚI - Trang 5

Nam, Triều Tiên, Thái Lan. Đóng góp chính của tác phẩm này là ở chỗ ngoài 20 nước
có sự hiện diện của Phật giáo, còn giới thiệu các tổ chức, hội đoàn, các nhân vật Phật
giáo nổi tiếng và các sự kiện Phật giáo quan trọng xảy ra trong suốt quá trình mà Phật
giáo đã du nhập vào các nước có nền văn minh hoàn toàn xa lạ với đạo Phật.

Quyển thứ ba là quyển "Phật Giáo Việt Nam và Phật Giáo Thế Giới" của cư sĩ Nhất
Tâm và Thiền sư Đinh Lực biên soạn và được NXB Văn Hóa Thông Tin ấn hành vào
năm 2003. Phần lịch sử Phật giáo gồm 200 trang, trong khi phần giới thiệu về Thiền
và Phật giáo chiếm hơn 400 trang. Điều rất ngạc nhiên là cư sĩ Nhất Tâm đã copy (?)
nguyên xi toàn bộ phần này của Đại đức Thích Nguyên Tạng, với vài thay đổi nhỏ về
cách xếp thứ tự của các nước Phật giáo trong mục lục, mà không nói rõ xuất xứ trong
lời nói đầu, làm cho người đọc có cảm giác cư sĩ Nhất Tâm chính là tác giả của phần
này, thay vì Đại đức Thích Nguyên Tạng!

Sở dĩ chúng tôi điểm qua ba quyển sách trên là vì nhờ so sánh với bố cục của chúng
mà chúng ta thấy được sự đóng góp của tác giả Andrew Skilton trong tác phẩm của
mình.

Tác giả đã dành hai phần ba sách giới thiệu về Phật giáo của Ấn Độ, vì đây là cái nôi
đã khai sinh ra đạo Phật. Trong phần này, tác giả giới thiệu bối cảnh Ấn Độ cổ đại
trước khi Phật giáo ra đời để giúp cho độc giả thấy được sự đóng góp to lớn của đức
Phật cho lịch sử tôn giáo và văn minh Ấn Độ nói riêng và Ấn Độ nói chung. Tác giả
đã trình bày một đức Phật lịch sử, với những lời dạy về đạo đức và trí tuệ rất đặc sắc,
loại bỏ các yếu tố thần quyền và huyền thoại. Con đường hoằng pháp của Phật, giáo
đoàn đầu tiên của Ngài, sự phân chia giáo phái Phật giáo do bất đồng về quan niệm
Giới luật, học thuyết và phương thức hành trì, các đại hội biên tập Kinh điển, ba kho
tàng kinh sách Phật giáo v.v... đã được tác giả trình bày rất cô động và rõ ràng. Các
trường phái chính của Phật giáo Đại thừa hay còn gọi là Phật giáo phát triển, như
Trung Quán Tông (Madhyamaka), Duy Thức Tông (Yogācāra) và Mật Tông (Tantric
Buddhism
) cũng như một số học thuyết quan trọng của Phật giáo Đại thừa đã được tác
giả trình bày rất khách quan và nghiêm túc. Nguyên nhân của sự suy tàn Phật giáo tại
Ấn Độ cũng là mối quan tâm của tác giả, vì nó giúp cho các giáo hội Phật giáo ngày
nay tránh được vết xe lịch sử.

Riêng về phần Phật giáo ở ngoài Ấn Độ, tác giả chỉ giới thiệu các nước thuộc châu Á
như Nepal, Tích Lan, Miến Điện, Campuchia, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên,
Việt Nam, Tây Tạng, Mông Cổ, Ba Tư (nay là Iran) và vài nước Trung Á. Sự du nhập
và tương tác của Phật giáo trong các nền văn hóa châu Âu, châu Mỹ, châu Phi và châu
Úc lẽ ra là phần mà tác giả nên chú trọng tương đương với các nước châu Á, lại không
được đề cập đến. Có lẽ chủ ý của tác giả là nhằm giới thiệu các hình thái của đạo Phật
ở châu Á cho người phương Tây, hơn là sự xuất hiện quá mới mẻ của Phật giáo ở các
xứ sở của họ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.