ĐẠI CƯƠNG LỊCH SỬ PHẬT GIÁO THẾ GIỚI - Trang 6

Riêng về bản dịch, Đại đức Thiện Minh đã để nguyên nhân danh và địa danh có
nguồn gốc từ tiếng nước ngoài, theo mặc ước học đường. Tên của các tác phẩm, dịch
giả cũng giữ nguyên nguyên bản. Đối với độc giả Việt Nam có thói quen đọc nhân
danh, địa danh nước ngoài theo phiên âm Hán Việt, dịch giả nên chua phần phiên âm
và dịch nghĩa được sử dụng quen thuộc trong các sách Phật học từ trước đến giờ, để
độc giả khỏi ngỡ ngàng khi gặp các từ nước ngoài.

Tác phẩm này được xem như một quyển sổ tay cho các du khách Việt Nam có thể tự
mình cất bước trên cuộc hành trình tìm về quê hương của Phật giáo cũng như những
nước mà giáo lý Phật giáo đã trở thành một phần văn hóa tinh thần của người địa
phương. Nhờ cuộc tự hành trình không mạo hiểm nhưng đầy thú vị của quyển sách
này, quý độc giả sẽ thấy được tính thích ứng của Phật giáo ở mọi thời và mọi nơi,
không giới hạn trong quốc gia, sắc tộc hay tôn giáo.

Phật giáo lúc đầu xuất hiện như một "viếng sáng châu Á" nhưng dần dần đã trở thành
ánh đạo vàng của Đông Tây, hiện hữu ở mọi châu lục, đáp ứng được nhu cầu cao cấp
của đời sống tâm linh của nhân loại, không lệ thuộc vào thần quyền, tha lực, nhưng
đặt nặng sự chuyển hóa tâm tư bằng những nỗ lực tự thân như thiền định, đời sống
đạo đức và nhận thức tuệ giác.

Vấn đề chính yếu của người Phật tử Việt Nam không phải là làm thế nào để truyền bá
Phật giáo sâu rộng ở các nước phương Tây, mà là làm thế nào để Phật giáo Việt Nam
có lịch sử trên dưới 2000 năm tại đất nước con Rồng cháu Tiên. Hy vọng rằng
quyển Đại Cương Lịch Sử Phật Giáo Thế Giới sẽ giúp độc giả Việt Nam nhìn thấy
được các thành tựu ngoạn mục của Phật giáo ở Âu Mỹ trong vòng 200 năm để nhìn lại
chính mình đã, đang và sẽ làm gì cho sự phát triển của Phật giáo Việt Nam, trong bối
cảnh của cuộc cách mạng tin học hiện nay.

Trên tinh thần này, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu dịch phẩm này đến với quý độc
giả.

Giác Ngộ, ngày 30-10-2003

Kính ghi

Đại đức Thích Nhật Từ

-----*-----

TÁC GIẢ

Sinh tại Croydon, nước Anh, năm 1957, ANDREW SKILTON đã bắt đầu quan tâm
đến Phật giáo nhiều năm trước khi ông được thụ giới để trở thành một Tỳ khưu của
Phật giáo Phương Đông năm 1979, và nhận Pháp danh Sthiramati. Ông đã hoạt động

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.