thể cung ứng một nửa nhu cầu lương thực của Thiên miếu. Vì thế Lập
thạch bảo bị hạ khiến cho Hồng thạch và những người khác đã rất khẩn
trương.
Vào lúc chính ngọ, chúng ta đã trèo qua một ngọn núi. "Bằng nhai",
"Thủ cốc" hai toà sơn bảo xuất hiện trước mắt, giống như hai khối cự thạch
được tô điểm để chào đón mọi người đến với ngọn đại sơn tuy không quá
cao nhưng rộng lớn phi thường này.
Con đường trên núi hoàn toàn do sức người khai tạc, phô bày ra trên
những phiến đá lớn xếp lại như nắm tay, không những đầy tính mỹ quan,
mà đi lại còn thoải mái. Hai bên đường là rừng cây rậm rạp, xanh tốt.
Thanh âm của chim bay và tiếng chân động vật chạy thường xuyên truyền
lại.
Chúng ta không nghỉ đi qua hai toà thành, trên đường được các bình dân
và chiến sĩ tung hô, thỉnh thoảng có người hô to danh tự Thánh kiếm kỵ sĩ.
Ta không biết Minh nguyệt đối với điều này có phản ứng ra sao, vì bọn họ
đi đội ngũ trên cùng. Chúng ta ngoại trừ ba vị tế ti, đều cố ý đi phía cuối.
Phía sau "Thủ cốc" là hai toà núi cao giáp với một thung lũng rộng.
Giữa thung lũng có một cái hồ lớn, đồi vây xung quanh, vừa bình hoà vừa
yên tĩnh, đúng là đào nguyên chốn nhân gian. Làm Thải nhu xuýt xoa
không ngừng.
Rời khỏi thung lũng thì đến một con đường đi vòng quanh núi, một bên
là vách núi, một bên là vực sâu hiểm trở. Nhìn xuống là một dòng sông
chảy siết, khí thế hùng hồn, tráng quan phi thường, cuồn cuộn chảy về,
cuồng dũng chảy đi.
Nhìn từ chỗ này về phương bắc, một đỉnh núi, nơi có nhiều núi bao
quanh phía dưới, cao vọt hẳn lên, chìm vào trong đám vân vụ.
Cuối cùng cũng nhìn thấy đỉnh Trục thiên phong.
Đội ngũ theo con đường núi đi thành một vòng lớn, sau khi đi qua chiếc
cầu bằng đá vừa lớn vừa kiên cố, bắc qua dòng nước chảy siết, tiến sang
phía bên kia núi, chuyển sang tiến lên phía bắc.
Hai bên vách núi cao chót vót, quay vòng một cung tròn, "Hộ hạp thành"
mọc lên tại điểm đầu tiên của con đường đi xuống phía nam. Mãnh thú