có ý dòm ngó Hà Tiên, Thiên Tứ cho quân lén đi vây bắt. Hoắc Nhiên bị
giết chết, dư đảng tan hết.
Năm Mậu Tý (1768), mùa thu, Tù trưởng Mang Tát nước Xiêm là Trịnh
Quốc Anh tự lập làm vua, bắt Chân Lạp nộp lễ cống. Nặc Tôn không nghe,
Quốc Anh bèn sai tướng đánh Chân Lạp, cướp bóc nhân dân. Hay tin,
Thiên Tứ càng phòng bị nghiêm ngặt.
Năm Kỷ Sửu (1769), mùa xuân, lại có người Triều Châu nhà Thanh tên là
Trần Thái, họp quân ở núi Bạch Mã, mưu đánh úp Hà Tiên, bí mật liên kết
với người họ Mạc là Mạc Sùng, và Mạc Khoan làm nội ứng. Thiên Tứ đặt
quân phục bắt Sùng, Khoan, đuổi dẹp bọn ấy ở chùa Hương Sơn. Trần Thái
chạy sang Xiêm.
Năm Canh Dần (1770) mùa thu , lĩnh trấn Hà Tiên là Phạm Lam tụ họp
những người Vũng Thơm (?) (Hương Úc), Cần Giột (Cần Bột) cùng bọn
Vinh-lỉ-ma-lư người Chà Và và Ốc Nha Kê người Chân Lạp, gồm có hơn
800 quân, 15 chiếc thuyền, chia đường thủy, bộ, đánh úp Hà Tiên. Thiên Tứ
đánh phá được, đâm chết Phạm Lam ở trên sông, bắt được tên Lự và tên Kê
đem chém đi.
Hà Tiên nhiều lần gặp binh biến, lương nhân hao tốn, lòng dân dao động.
Thiên Tứ dâng sớ tự đàn hặc mình. Chúa ban thư khoan dung và yên ủi. Lại
sắc sai Điều khiển ở Gia Định rằng hễ Hà Tiên có việc phi báo thì phải ứng
cứu ngay.
Năm Tân Mão (1771) mùa thu , vua Xiêm cho rằng Chiêu Thúy ở tại Hà
Tiên, e xảy ra mối lo về sau, bèn tuyển duyệt quân lính mưu đánh Hà Tiên.
Dò biết sự trạng, Thiên Tứ cấu cứu với Điều khiển Gia Định Tống Văn
Khôi. Khôi nghĩ năm trước báo hão tin giặc làm nhọc quân nhà vua, bèn
lừng chừng không đến cứu.
Ít lâu sau, phía nam thành Hà Tiên có hai cầu vồng đỏ giao lại thành hình
chữ "thập" (+) dài hơn 30 trượng. Lại ở dưới lầu Bắc trước có bãi cát, chợt
bị gió lốc cuốn cát bay lên lưng trời, trong thành sầm tối lại. Phút chốc cát
ấy trút xuống thành đống, hình như chữ "thập". Nhà thuật số cho rằng đó là
điềm tháng 10 mất thành. Kế đó quân Xiêm ồ ạt đến vây thành. Trong