nhau bàn giảng sách, xướng họa thơ. Có 10 bài thơ vịnh cảnh Hà Tiên (Hà
Tiên thập vịnh), phong lưu tài vận, được một phương quý trọng. Từ đấy, Hà
Tiên mới biết đến văn học. Mười bài vịnh cảnh Hà Tiên:
1. Kim Dư lan đào (Đảo Kim Dư chắn sóng)
2. Bình Sơn điệp thúy (Núi Bình Sơn trập trùng xanh biếc)
3. Tiên tự thần chung (Tiếng chuông mai chùa Tiên)
4. Giang Thành dạ cổ (Tiếng trống canh Giang Thành)
5. Thạch động thốn vân (Hang đá nuốt mâ
6. Chân Nham lạc lộ (Cò đậu Chân Nham)
7. Đông Hồ ấn nguyệt (Trăng soi Đông Hồ)
8. Nam Phố trùng ba (Sóng ngời Nam Phố)
9. Lộc Trĩ thôn cư (Cảnh quê Lộc Trĩ)
10. Lư Khê ngư bạc (Xóm chài Lư Khê)
Mười bài thơ trên đây đều do Thiên Tứ xướng ra trước. 25 người nhà
Thanh là lũ Chu Phác, Trần Tư Hương; 6 người nước ta là lũ Trịnh Liên
Sơn, Mạc Triều Đán đều họa vần. Trong tập Hà Tiên thập vịnh cộng 320
bài thơ, Thiên Tứ đề tựa. Về sau, gặp loạn, thơ phần nhiều bị tản mát mất.
Đến đời Gia Long, Hiệp Tổng trấn Gia Định Trịnh Hoài Đức mua được
một tập Minh bột di ngư, đem in, lưu hành ở đời.
Thế Tông Hoàng Đế năm đầu, Kỷ Mùi (1739), mùa xuân, Nặc Bôn nước
Chân Lạp xâm lấn Hà Tiên. Chân Lạp vì cớ mất đất nên oán Mạc Cửu. Khi
Cửu đã mất, Thiên Tứ mới lĩnh cờ tiết trấn thủ, Nặc Bôn bèn đem quân đến
xâm lược. Thiên Tứ đem bộ thuộc đi đánh, chiến đấu suốt ngày đêm. Vợ
Thiên Tứ là Nguyễn thị đốc suất vợ quân lính chuyển lương ăn và đem cơm
nước cho quân, do đó, quân được ăn no. Thiên Tứ bèn đánh hăng, quân của
Nặc Bôn bị tan vỡ.
Tin thắng trận đưa đến, chúa trầm trồ khen ngợi và cho là lạ đặc cách trao
cho Thiên Tứ làm Đô đốc Tướng quân, ban cho áo bào đỏ và mũ, đai.
Nguyễn thị cũng được phong làm phu nhân. Bởi thế, Chân Lạp không dám
nhòm ngó Hà Tiên nữa.
Đinh Mão, Thế Tông năm thứ 9 (1747), Thiên Tứ sai người cưỡi thuyền
Long bài đem phẩm vật cung tiến. Chúa ban khen, cho 4 đạo sắc để phong