bao lâu, Công Bính chết.
Thiêm là con Thiên Tứ. Từ thuở bé, ẩn náu ở dân gian nước Xiêm đã lâu.
Năm Kỷ Mùi (1799), người Xiêm đưa Thiêm và cháu gọi bằng chú là Công
Du về Hà Tiên. Thiêm đến Gia Định, lạy ra mắt vua. Vua cho làm Khâm
sai Thống binh Cai cơ. Đến lúc Công Bính chết, vua bèn cho Tử Thiêm làm
Trấn thủ Hà Tiên. Gia Long năm thứ 4 (1805) thăng Thiêm làm Khâm sai
Chưởng cơ, lĩnh trấn như cũ. Năm thứ 6 (1807), cho Công Du làm Cai đội,
rồi sai Thiêm đi Xiêm, cho Công Du quyền lĩnh việc trấn. Năm thứ 8
(1809), Thiêm chết. Công Du can việc phải giao xuống đình thần bàn xét.
Công Thế và Công Tài còn bé, chưa thể cho làm quan được, đều ấm thụ
chức hàm Cai đội để giữ việc thờ cúng họ Mạc, và cấp cho 53 người phu
giữ mộ. Rồi sai lũ Công Thế theo làm việc công ở trấn. Năm thứ 10 (1811),
mùa xuân, triệu lũ Công Du, Công Tài đến kinh, lại tha lao dịch cho cả nhà
50 người. Năm 12 (1813), cho Công Du làm Ất phó sứ đi Xiêm. Năm 15
(1816), mùa đông, thăng Hiệp trấn Hà Tiên, năm thứ 17 (1818), mùa thu,
thăng Trấn thủ.
Năm Minh Mạng năm thứ 3 (1822) mùa thu, Thánh Tổ Nhân Hoàng Đế,
nghĩ đến cha con Thiên Tứ có công với nước, tặng phong Mạc Cửu làm
Thụ công Thuận nghĩa Trung đẳng thán, Thiên Tứ làm Đạt nghĩa chi thần,
Tử Sanh làm Trung nghĩa chi thần, cho xã Mỹ Đức thuộc Hà Tiên thờ cúng
như cũ. Năm thứ 10 (1829) Công Du vì già yếu, được hưu trí. Năm 11
(1830), cho Công Tài làm Quản thủ thủ Hà Tiên.
Năm 14 (1833) mùa hạ, nghịch đảng Lê Văn Khôi chiếm giữ thành Phiên
An. Công Du, Công Tài và con là Hầu Hi, Hầu Diệu đều nhận quan chức
của giặc. Việc bị phát giác, vua sắc sai bắt về kinh tra hỏi. Công Du, Công
Tài liền ốm chết. Con là Hầu Hi và Hầu Diệu đều bị giam vào ngục ở kinh.
Sau đó, tha cho Hầu Diệu sai đi trinh thám nước Xiêm, lâu không thấy về.
Lại tha Hầu Hi cho đi vùng thượng ở Nghệ An trinh thám, đi không được
việc, trở về, gầy rạc, ốm chết ở trong ngục Nghệ An.
Tự Đức năm thứ nhất (1848), ấm thụ cho cháu bốn đời là Mạc Văn Phong
làm Đội trưởng để coi việc thờ cúng Thiên Tứ.
Trần Thượng Xuyên