thủy quân giặc. Bính Ngọ (1606) năm thứ 18, mùa đông, Tráng được thăng
Cựu doanh trấn thủ. Năm Đinh Mão (1627) mùa hạ, Anh Tông Hoàng Đế
nối ngôi chúa, thăng Chưởng doanh quận công. Năm ấy Tráng mất. Đến
năm Gia Long thứ 4 (1805) vì l thần hồi quốc sơ, Tráng được liệt vào bậc
ba, ấm thụ một người cháu được thế tập làm thứ đội trưởng để giữ việc thờ
cúng, cấp cho 3 mẫu ruộng thờ, 1 người coi mả. Tráng có 6 trai là Định,
Đạt, Đồng, Vĩnh, Thuận, Kính. Định và Đồng đều làm đến Chưởng doanh,
Đạt và Kính đều làm đến Cai cơ, Vĩnh và Thuận đều làm đến Cai đội.
Các con Thái Tổ Hoàng Đế
Hoàng trưởng tử: Hà
Mẹ là Đoan Quốc Thái Phu Nhân. Hà làm quan nhà Lê, vì có quân công,
làm đế
n Tả đô đốc Quận công. Năm Mậu Ngọ (1558, Lê Chính Tự năm đầu), mùa
đông, đem gia quyến theo vào Thuận Hóa. Năm Bính Tý (1576) mùa hạ,
Hà mất, tặng Thái bảo Hòa quận công. Hà có 6 trai: Lộc, Vệ, Hoằng,
Tuyên, Đống, Nghĩa. Duy Lộc, Vệ, Tuyên và Nghĩa làm to hơn cả, Lộc làm
đến Chưởng doanh.
Vệ thường đem quân đánh giặc, có nhiều chiến công, lên đến Chưởng cơ.
Hi Tông Hoàng Đế năm thứ 7, Canh Thân (1620) quân Trịnh vào lấn cướp.
Chúa sai Vệ đem quân đi chống cự, quân Trịnh không dám đến gần. Năm
thứ 14 Đinh Mão (1627) Trịnh Tráng lại rầm rộ kéo quân vào xâm lấn.
Tráng sai tướng là Nguyễn Khải đóng doanh trại ở bờ bắc sông Nhật Lệ.
Chúa sai Vệ làm Tiết chế quân bộ, chống đánh. Tôn Thất Trung làm Tiết
chế quân thủy, tiếp ứng. Hai bên đối lũy chống … Quân Trịnh đánh vào
trận của Vệ, Vệ sai bắn súng lớn để đánh phá, quân Trịnh kinh sợ. Tôn Thất
Trung đem quân thủy nhân lúc nước triều lên, tiến sát quân doanh của
Khải. Quân Trịnh sợ, vỡ chết rất nhiều, Trịnh Tráng bèn rút quân về.
Vệ có tài làm tướng, mang cờ tiết đi đánh dẹp lập nhiều công to, làm đến
chưởng doanh. Khi chết không con kế tự.
Tuyên ban đầu làm Cai cơ, sau dần thăng đến Chưởng cơ. Hi Tông Hoàng
Đế năm thứ 7, Canh Thân (1620) nghịch Hợp và nghịch Trạch mưu đồ làm
loạn, mật đưa thư cho chúa Trịnh, ước hẹn làm nội ứng. Chúa Trịnh tin, cho