Thanh Hóa. Gia Long năm thứ nhất (1802) vua cho ngành này gọi là họ
Nguyễn Hựu.
Hoàng tử thứ 3: Thành.
Sinh mẫu là ai không rõ. Thành 17 tuổi, chết không có con.
Hoàng tử thứ 4: Diễn.
Sinh mẫu là ai không rõ. Diễn làm quan nhà Lê đến Tả đô đốc Hảo quận
công. Năm Mậu Tuất(34) (1598 Lê Quang Hưng 21). Mùa đông thổ phỉ
Hải Dương và lũ Lễ, Quỳnh và Thụy (không rõ họ 3 người này) kết đảng
vài ngàn người, giết tướng trấn thủ, cướp bóc các huyện Thủy Dương, Nghi
Dương. Diễn cùng cướng Lê Văn Kim, Phan Ngạn cùng đánh nhau với
giặc ở sông Hổ Mang. Diễn đem binh thuyền dưới quyền mình xâm vào
trước đâm chết tên Lễ. Giặc họp quân lại để đánh, Diễn bị chết trận. Vua Lê
truy tặng Thái phó, thụy là Nghĩa Liệt.
Diễn có 4 trai là Tuấn, Đường, Cơ, Phú đều theo Thái Tổ vào Nam. Hi
Tông Hoàng Đế năm thứ 19 Nhâm Thân (1632) Tuấn làm Quảng Bình trấn
thủ, hiệu lệnh nghiêm túc, quan lại và nhân dân đều được ở yên. Sau đó
Tuấn được triệu về làm đến Đô đốc. Đường và Cơ đều làm đến Chưởng
doanh, Phú làm đến Đội trưởng.
Hoàng tử thứ 5: Hải.
Sinh mẫu là ai không rõ. Hải làm quan nhà Lê, đến Tả đô đốc, Cẩm quận
công. Thái Tổ Hoàng Đế năm thứ 43 Canh Tý (1600) mùa hạ, chúa từ
Đông Đô đem tướng sĩ bộ thuộc đi đường biển vào Nam, lưu Hải cùng
hoàng tôn Hắc ở lại làm con tin nhà Lê. Trịnh Tùng(35) ngờ chúa vào giữ
Tây Đô(36) bèn đem vua Lê về giữ nơi căn bản. Khi Trịnh Tùng đi đến
huyện An Sơn, Hải đón đường, nói rõ chúa sở dĩ đem quân về Thuận Hóa
là chỉ cốt giữ bờ cõi phòng giặc khác, chứ không có lòng gì khác. Vua Lê
yên ủi, sai quản binh như cũ. Hi tông hoàng đế năm thứ 3 , Bính Thìn
(1616, Lê Hoàng Định năm thứ 17) , mùa đông, Hải chết ở Đông Đô. Vua
Lê tặng hàm Thái phó, thụy Hùng Tuấn.
Hải có 4 trai là Nghiêm, Long, Cường, Chất, đều lấy hộ tịch ở Thanh Hóa.
Gia Long năm đầu (1802) cho ngành này lấy họ là Nguyễn Hựu.