LỜI NÓI ĐẦU
Đại Nam liệt truyện là một bộ sách có quy mô khá đồ sộ trong kho tàng thư
tịch cổ viết bằng chữ Hán của Việt Nam, do cơ quan làm sử chính thức của
nhà Nguyễn là Quốc sử quán biên soạn vào giữa thế kỷ XIX.
Đại Nam liệt truyện gồm 87 cuốn, 2000 trang bản thảo, chia làm hai phần
chính: Tiền biên và Chính biên, ghi chép tương đối đầy đủ về sự tích , công
trạng các công thần , liệt nữ, danh tăng … và gia phả nhà Nguyễn trước và
sau khi "Gia Long lập quốc". Bộ sách đã được các nhà dịch thuật nghiên
cứu sắp xếp tại làm 4 tập:
Tập 1: Tiền biên: Từ cuốn đầu tiên cuốn 6.
Tập 2: Chính biên (Sơ tập): Từ cuốn đầu đến cuốn 33.
Tập 3: Chính biên (Nhị tập): Từ cuốn đầu đến cuốn 25.
Tập 4: Chính biên (Nhị tập): Từ cuốn 26 đến cuốn 46.
Trước đây, các nhà nghiên cứu cũng nhận thức rõ tầm quan trọng của Liệt
truyện nên một vài phần của bộ sách đã được dịch và xuất bản nhưng chỉ
phục vụ trong phạm vi hẹp. Hiện nay việc lưu hành rộng rãi bản dịch toàn
bộ Đại Nam liệt truyện là rất cần thiết. Do đó, Viện Sử học phối hợp với
Nhà xuất bản Thuận Hóa đã cố gắng để bộ sách quý này được xuất bản trọn
vẹn một lần mong đáp ứng nhu cầu bạn đọc.
được kết quả này, Viện Sử học đã làm hết sức mình để giữ gìn và phát huy
hơn 2000 trang bản thảo trong những điều kiện rất hạn hẹp. Các nhà Hán
học kỳ cựu đã làm việc tại Viện Sử học như Hoa Bằng, Đỗ Mộng Khương,
Ngô Hữu Tạo, Cao Huy Giu, Nguyễn Trọng Hân, Nguyễn Mạnh Duân,
Phạm Huy Giu, Trương Văn Chinh, Nguyễn Danh Chiên, Phan Đại Doãn
… đã đóng góp công sức, trí tuệ rất nhiều vào bản dịch này.
Bản dịch đã được xuất bản lần đầu năm 1993 và tái bản lần thứ nhất vào
năm 1997. Thể theo đề nghị của bạn đọc, nhất là giới nghiên cứu sử học,
chúng tôi cho tái bản lần thứ hai, có sửa chữa; nhưng chắc chắn vẫn còn
thiếu sót, rất mong bạn đọc, các nhà nghiên cứu góp ý kiến, chỉ bảo cho