tự điền. Năm thứ 13 (1814) tặng phong thêm là Ý công, thờ ở đền Triển
thân. Dục có 3 con trai là Lân, Huy và Hiệp. Huy có truyện riêng.
Hoàng tử thứ 6: Chất.
Sinh mẫu là ai không rõ. Năm Giáp Ngọ (1774) quân Trịnh vào lấn cướp,
đánh phá đồn Lương Phúc. Chất làm Tiết chế bộ binh, đi chống giặc, bị
thua. Năm Ất Mùi (1775) theo chúa đi Quảng Nam, lưu lại giúp Đông cung
Dương. Năm Bính Thân (1776) vào Gia Định, thăng Thiếu phó. Năm Đinh
Dậu (1777) Chất theo Tân Chính Vương tránh giặc ở Ba Việt, bị ốm mất,
thọ 41 tuổi. Có 2 con trai là Cán và Trường.
Hoàng tử thứ 7: Kính.
Mẹ là Chiêu Nghi phu nhân Trần thị. Ban đầu Kính làm Hữu dực Cai đội.
Năm Giáp Ngọ (1774) mùa thu, Duệ Tông Hoàng Đế duyệt binh ở cửa biển
Tư Hiền (trước là Tư Dung) thăng Kính làm Chưởng doanh Quận công
quyền coi việc nước. Năm Ất Mùi (1775) mùa xuân, Kính theo chúa vào
Gia Định, gặp bão, chết đuối ở biển lúc mới 38 tuổi. Có 3 con trai là Tình,
Tuyền và Đạo.
Hoàng tử thứ 8: Bản.
Là em cùng mẹ với hoàng tử Kính. Bản mất năm nào và bao nhiêu tuổi, đều
không rõ. Có một trai là Sóc.
Hoàng tử thứ 9: Hạo.
Mẹ là Tả Cung tần Trương thị. Lúc đầu Hạo được lập làm Thế tử. Hằng
năm, ngày 18 tháng 8, gặp tiết thánh đản, các Tôn thất văn võ thân liêu đều
đem mừng châu ngọc, gấm vóc riêng Thế tử chỉ dâng một mâm thóc. Chúa
ngạc nhiên hỏi thì Thế tử tâu rằng: "Thóc là gốc nuôi dân, thần cho là của
quý hơn châu ngọc, cho nên dâng thóc để mừng". Chúa cho là lạ. Năm
Canh Thìn (1760, Lê Cảnh Hưng năm 21), mùa xuân, Hạo mất, thọ 22 tuổi.
Chúa thương tiếc không nguôi, tặng phong Thái bảo Quận công, táng ở
Long Hồ, cấm ca hát 100 ngày. Đầu thời trung hưng(39) đặt tên thụy là
Hiếu Tuyên Vương, thờ vào án thứ 5 trong nhà Thái miếu ở Gia Định. Gia
Long năm thứ 3 (1804) đổi tên thụy là Tuấn Triết Ôn Lương Anh Duệ
Minh Đạt Tuyên Vương, làm đền để thờ ở Long Hổ. Hạo có một con là
Dương, gọi là Hoàng tôn Dương.