binh thì là ta hết đường chạy!". Nói chưa dứt lời, phục binh vụt nổi dậy,
Hữu Dật chính mình bắn Đào trúng cánh tay trái, Đào bèn bỏ voi, ngựa, khí
giới, cùng Hữu Đức chạy về Yên Trường. Hữu Dật muốn thừa thắng đuổi
tràn, nhưng Hữu Tiến cho là không nên. Họ bèn hội quân ở doanh Hà
Trung, báo tin thắng trận.
Chúa mừng nói: "Hữu Tiến và Hữu Dật thực là hổ tướng". Sai sứ đến quân
thứ khao thưởng ủy lạo quân sĩ, và sai đóng quân lại, chiêu tập vỗ về nhân
dân, để đợi cơ hội. Bấy giờ Hữu Tiến mới lập bài chiêu an để thu phục
nhân tâm. Tướng Trịnh, lũ Đặng Minh Tắc, đến cửa quân xin hàng. Hữu
Tiến chia cho lệ thuộc vào các doanh trại. Lại làm sổ biên số tướng sĩ mới
hàng dâng lên. Hữu Dật viết thư dụ hàng Trịnh Đào, Đào không theo, Hữu
Dật bèn tung phản gián qua bên Trịnh. Trịnh Tráng ngờ Đào, sai bắt về,
Đào chết ở dọc đường. Việc này đến tai chúa. Chúa hài lòng lắm, thưởng
Hữu Tiến 30 lạng vàng, 100 lạng bạc, thưởng Hữu Dật 30 lạng vàng, 80
lạng bạc. Lại thưởng thêm Hữu Dật một áo gấm, một thanh gươm báu. Còn
chư tướng đều được thưởng có tầng bậc khác nhau.
Mùa hạ năm ấy, Trịnh Tráng sai Thái bảo Trịnh Trương làm Thống lĩnh,
Bồi tụng Nguyễn Văn Trạc và Cấp sự trung Nguyễn Tính làm Đốc thị lĩnh
8 tướng, đi thu phục doanh Hà Trung. Vũ Văn Têm đem 50 chiến thuyền
đóng ở cửa biển Kỳ La. Được tin, Hữu Tiến bàn mưu với Hữu Dật, Hữu
Dật nói: "Quân giặc nhiều, quân ta ít, khó tranh phong với địch! Ta hãy tạm
lui về sông Gianh, giả vờ tỏ ra ta yếu. Mật sai bộ binh phục ở Lũng Bông,
thủy quân đóng ở cửa Ròn(56) để đợi. Lũ Trương thấy quân ta rút về Nam,
tất cho là ta nhát, chúng không phòng bị, ta thừa cơ mà đánh tất được toàn
thắng. Thế là đắc sách đấy". Hữu Tiến cho là phải, bèn sai Cai cơ Trương
Phúc Hùng đem quân phục ở Lũng Bông, Tôn Thất Tráng đem binh thuyền
ra đóng cửa Ròn, còn mình thì rút quân về sông Gianh. Lũ Trương đến Hà
Trung, nghi ngờ không dám tiến, bèn hỏi Văn Trạc; Văn Trạc nói: "Hữu
Tiến và Hữu Dật là tướng trí dũng. Từ khi sang bờ bên Bắc đến nay thừa
thắng đánh xa, nhuệ khí càng mạnh, nay vô cớ rút quân, là nhử quân ta đây.
Chi bằng ta hãy lui đóng ở Lạc Xuyên, cho quân thủy quân bộ liên tiếp
nhau". Trương theo lời ấy, lui đóng đồn ở Lạc Xuyên. Hữu Tiến và Hữu