hàng cố cựu với nhà chúa có người không quen kỷ luật, tiến lui trái phép,
cũng có người dung quân cướp bóc để mất lòng dân. Như thế đều không
phải đạo toàn thắng. Xưa kia, Hàn Tín, Bành Việt, Anh Bố đều có trí dũng,
làm tướng nhà Hán, lập được công nghiệp, có phải đều là người Phong
Bái(61) đâu? Nay tôi xin chọn kỹ các tướng, ai có mưu lược thì không cứ là
thân thích hay người ngoài, đều cho cầm quân, còn những người họ hàng
cố cựu mà không biết binh pháp thì cho bổng lộc ưu hậu suốt đời chứ
không cho nắm giữ binh quyền. Như thế, bổ dụng sẽ được tướng tài, đánh
đâu cũng tất thắng". Chúa khen phải, thưởng cho vàng bạc và gươm báu,
lại cho trở về quân thứ.
Năm Đinh Dậu (1657) mùa hạ, quân ta đóng ở bờ nam sông Lam. Tướng
Trịnh là lũ Lê Hiến, Hoàng Nghĩa Giao và Đặng Thế Công hẹn nhau chia
quân làm 3 đạo, sang sông, qua huyện Thanh Chương, vượt qua Nam Kim,
đánh úpTống Hữu Đại; Trịnh Căn thì đem quân tiếp ứng, để chặn phía sau
quân ta. Hữu Dật biết mưu ấy, mật báo cho Hữu Đại bày trận đợi sẵn. Kế
đó quân Trịnh lên bờ sông, đi chưa được vài dặm đã gặp quân của Hữu Đại,
bèn giao chiến. Hữu Đại giả chạy, lũ Hiến đuổi theo, phục binh của ta thình
lình nổi lên, quân Trịnh rút chạy, tan vỡ. Quân ta đuổi theo đến ven sông rồi
về.
Tin thắng trận báo lên, chúa cho đem vàng lụa thưởng các tướng sĩ theo thứ
bậc.
Mùa thu năm ấy, Trịnh Căn cho rằng Thắng Nham (không nhớ họ) đóng
quân ở lũy Đồng Hôn, đất ấy thấp và ẩm ướt, sợ đến mùa thu lụt, sẽ bị quân
ta đánh úp, bèn muốn dời đồn đến chân núi Thổ Sơn. Người do thám đem
việc ấy về báo. Hữu Dật bảo Hữu Tiến rằng: "Tôi đã tính đến ngày 25 là
ngày Quý Hợi, sao Chẩn gặp (triều độ) mặt trời, tất có gió dữ mưa to, lại có
khí đen suốt đến phần sao Đẩu. Mây trắng che vào chấn cung, phương bắc
tức có nước lụt. Ta nhân dịp này, đánh úp đồn của Thắng Nham, tất là phá
được". Đến ngày ấy, quả nhiên mưa to gió dữ, nước sông lên to. Hữu Dật
đem quân thẳng đến Đồng Hôn, nhân nước lụt, đánh phá đồn ấy. Thắng
Nham lên Thổ Sơn, trốn chạy. Quân ta thu được khí giới rất nhiều. Hữu