Thần cơ doanh Đô thống, đổi thụy là Tráng Hoàn, tước Vĩnh An hầu, thờ
phụ vào Thái Miếu như cũ.
Hữu Cảnh có con là Hữu Tú, làm đến Chưởng cơ Trấn thủ.
Nguyễn Hữu Bác
Cháu 4 đời của Hữu Dật và là con Ký lục Hữu Khôi. Hữu Bác do ấm hàm
của cha, làm đến Cai cơ Hữu trung cơ. Thế Tông Hoàng Đế, năm thứ 10
Mậu Thìn (1748), mùa đông, Hữu Bác do chức Cai cơ kiêm việc bộ Hình.
Năm thứ 14 Nhâm Thân (1752) mùa xuân, Hữu Bác cùng Trần Đình Hi
đều sung Khâm sai Tuần sát 3 huyện trong kinh kỳ và các châu huyện Vũ
Xương, Hải Lăng, Minh Linh, Khang Lộc, Bố Chính. Phàm những quan lại
bị dân kiệ3;u bị xét hỏi. Võ từ Cai đội và văn từ Ký lục trở lên thì tâu lên
chúa quyết định, còn Đội tưởng, Cai án và Tri huyện trở xuống, thì cứ theo
pháp luật trị tội. Khi xong việc về rồi thì chết. Hữu Bác có con là Khâm
làm đến Cai cơ.
QUYỂN 4 TRUYỆN CÁC BỀ TÔI
(II)
Nguyễn Cửu Kiều
Người Quý huyện tỉnh Thanh Hóa, (vốn là họ Nguyễn được cho theo quốc
tính. Minh Mạng năm thứ nhất (1820) cho đổi làm họ Nguyễn Cửu). Cha là
Quảng làm quan nhà Lê đến chức Điện tiền Đô kiểm điểm Quận công.
Kiều là người khảng khái, có chí lớn, thấy chúa Trịnh không theo đạo làm
tôi bèn có tâm hướng về Nam Hà, Hi Tông Hoàng Đế năm thứ 10, Quý Hợi
(1623) Kiều từ Đông Đô, nhận mật thư và bảo ấn do Trịnh Phi là Ngọc Tú
giao cho, giả là người đi chọi gà vào Nam. Chúa Trịnh biết, cho người đuổi
theo. Kiều đến sông Gianh, không có thuyền mà lính bên Trịnh đuổi theo
gần đến nơi. Kiều mật khấn rằng: "Sông nếu có thần thiêng thì giúp cho ta
qua sông, đừng để giặc bắt". Chợt thấy có một con trâu nằm ở bờ sông,
Kiều bèn cưỡi trâu sang sông. Lên đến bờ sông bên này không thấy trâu