Nam đánh giặc. Mùa đông năm ấy, quân Trịnh vào xâm lấn, Duệ Tông đi
Quảng Nam. Năm Ất Mùi (1775) khi chúa vào Gia Định, Sách đưa cha là
Pháp về Phú Xuân rồi chết.
Con thứ của Pháp là Thận, trước làm Đội trưởng Thuyền kiệu. Năm Giáp
Ngọ (1774), theo chúa đi Quảng Nam, giữ lũy Câu Đê được trao chức Hữu
quân Đại đô đốc, chiêu phủ binh các đạo, theo hầu Đông cung Dương, sau
đó vâng mệnh ở lại giúp Đông cung. Quân giặc đến đánh, Câu Đê thất thủ,
Thận hộ vệ Đông cung theo đường núi vào Nam. Sau bị giặc ép đưa Đông
cung về Quy Nhơn, Thận chết vì việc nước.
Nguyễn Cửu Dật
Lại có tên là Du, là con thứ ba của Pháật là người can đảm mưu lược, có tài
làm tướng, ban đầu làm Đội trưởng Tả tiệp. Năm Quý Tỵ (1773) mùa đông,
"giặc" Tây Sơn Nguyễn Văn Nhạc và Nguyễn Văn Huệ quấy nhiễu, cướp
bóc hương ấp, quan quân đánh dẹp không được. Dật theo Thống binh Huy
(không nhớ họ) đem quân đi Quảng Nam, đánh giặc. Bấy giờ quân ta bất
lợi, giặc chiếm giữ kho Chợ Mỹ(73), Dật một mình đem bộ hạ chống nhau
với giặc. Đêm đến sai người đốt nhiều bó đuốc ở trong rừng để cho giặc
nghi ngờ; còn mình thì tự đem quân tập kích. "Giặc" tưởng đại binh kéo
đến, nên tan vỡ, chạy. Dật lấy lại được kho Chợ Mỹ. Tin thắng trận đến nơi,
chúa cho thăng chức Tả quân Đại Đô đốc Du quận công, sai điều quân tiến
đánh.
Dật là người trung nghĩa hăng hái, căm thù giặc, mỗi khi ra trận, cưỡi voi,
mặt đỏ như son, đi trước sĩ tốt, đến đâu, giặc đều bạt cả, người ta trông thấy
cho là Quan Vân Trường phục sinh. Một hôm, giặc ở trên núi, Dật đặt quân
phục sẵn, rồi bày trận dưới núi để đợi. Giặc trông thấy đều cười. Đến lúc
chiến đấu, Dật giả cách lui, cho voi sa xuống chỗ bùn lầy. Giặc đốc quân
xuống núi đuổi. Dật liền thúc bảy con voi lên đất bằng, phục binh vụt dậy,
giết giặc rất nhiều. Lại thường đánh thủy chiến với giặc. Dật giả cách làm
thuyền mắc cạn, không bắn súng đại bác. Giặc thấy thế coi thường, đem hết
quân đến, lúc ấy trên thuyền mới nổ súng, giặc chết và bị thương vô kể, lui
giữ đất Thiên Lộc, đặt đồn lớn cố thủ. Đồn này đằng trước cách sông to,
đằng sau mắc ngòi nông, quan quân đánh nhiều lần, không hạ được. Một