Là con của Duyệt. Lúc đầu, Thận làm Chưởng cơ, thuộc quân Tống Phúc
Hiệp. Khi Duệ Tông Hoàng Đế chạy vào Nam, đến Bình Khang, Thận và
Nguyễn Khoa Toàn đều theo chúa vào Gia Định. Gặp bấy giờ Chân Lạp
làm phản, Thận cùng Tiết chế Nguyễn Cửu Tuấn theo Thế Tổ Cao Hoàng
Đế đi đánh dẹp yên được.
Năm Đinh Dậu (1777) mùa hạ, "giặc" Tây Sơn xâm phạm Sài Gòn. Thận từ
Cần Giuộc (Cần Bột) đem quân đến cứu. Tân Chính Vương được quân của
Thận, bèn lui giữ rạch Tranh. Tháng 9, Duệ Tông Hoàng Đế đi Long
Xuyên, Thận đi hộ giá. Quân giặc đánh Long Xuyên, cha con Thận đều
chết.
Tống Hữu Đại
Người Quý huyện tỉnh Thanh Hóa. Cha là Hữu Sĩ theo Thái Tổ Hoàng Đế
vào Nam làm quan đến Nho úy, Thái bộc tự khanh. Hữu Đại ban đầu làm
Cai cơ, Thần Tông Hoàng Đế năm thứ nhất (1635) Hữu Đại được thăng
Cựu doanh Trấn thủ. Năm thứ 13 (1647) quân Trịnh vào lấn cướp. Hữu Đại
cùng Nguyễn Hữu Dật lĩnh quân bộ, theo Thế tử tiết chế, đánh quân Trịnh,
thắng trận to. Thái Tông Hoàng Đế năm đầu, Hữu Đại được thăng Chưởng
doanh. Năm thứ 7 (1655) quân Trịnh vào lấn cướp, Hữu Đại theo Tiết chế
Nguyễn Hữu Tiến đem quân ra xã Lũ Đăng, đánh đuổi tướng Trnh là Tham
đốc Đặng Minh Tắc. Trịnh Đào đem hết quân đến cứu. Hữu Đại lại về sông
Gianh đóng đồn. Kế đó, Nguyễn Hữu Tiến tiến quân đến doanh Hà Trung,
lấy Phù Dương làm tiên phong. Hữu Đại tiếp ứng, tiến đánh tướng Trịnh
Phạm Tất Đồng. Đồng phải đầu hàng. Hữu Đại lại đánh phá tướng Trịnh là
Tài và Định ở Lạc Xuyên Thượng, thu được khí giới không thể đếm xiết.
Năm Thái Tông thứ 8 (1656), mùa xuân, Hữu Đại đem quân miền thượng
đến Bình Lãng, đánh quân của tướng Trịnh Đào Quang Nhiêu. Quang
Nhiêu bỏ lũy chạy. Năm Thái Tông thứ 9 (1657) người huyện Nghi Xuân là
Phan Lân nói với Hữu Đại rằng "Quân Trịnh chia quân đi ba đường qua xã
Nam Kim để đánh úp quân Hữu Đại, Trịnh Căn cầm đầu đại binh để yểm
hộ đàng sau". Hữu Dật mật báo cho Hữu Đại bày trận để đợi. Tiếp đó, bên
Trịnh quả dẫn quân đến. Gặp quân Hữu Đại giao chiến, Hữu Đại giả thua
chạy, quân Trịnh đuổi theo, quân phục của Hữu Đại nổi dậy, quân Trịnh bị