Hiên và Yếm tranh nhau làm vua. Bề tôi Nặc Thâm là Xô Liên Tốc nhân
đó gây biến, sang cướp bóc Mỹ Tho. Việc ấy đến tai chúa. Chúa sai Doãn
đi đánh. Doãn đem quân tiến đánh Xô Liên Tốc, cả phá được giặc, đốt hết
chiến thuyền, thừa thắng, thẳng đến thành Nam Vang. Lũ Đôn, Hiên và
Yếm đều trốn. Doãn bèn đưa Nặc Tha về nước. Nước Chân Lạp đã yên,
Doãn lại về trấn.
Trước kia đất Gia Định nhiều chỗ lầy lội, lúc bắt đầu khai thác, đường bộ
chưa thông suốt, người lữ hành lấy làm khổ, tin báo biên phòng cũng không
tiện. Doãn bèn đo đạc địa thế, chăng dây làm đường thẳng, từ Nại Kiều đến
Hưng Phúc, tùy nơi mà đặt nhà trạm, gọi là đường Thiên lý, gặp sông lớn
thì sai dân sở tại đặt thuyền chở đò, miễn lao dịch cho người chở đò, công
tư đều lấy làm tiện.
Hùng Lộc (không nhớ họ)
Không biết là người ở đâu. Hùng Lộc làm quan đến Cai cơ. Thái Tông
Hoàng Đế năm thứ 5 Quý Tỵ (1653), mùa xuân, Chiêm Thành xâm lấn Phú
Yên, quan ngoài biên đem việc tâu lênHùng Lộc làm Thống binh, Xá sai
Minh Vũ (không nhớ họ) làm Tham mưu, đem 3000 quân đi đánh. Quân ta
đến Phú Yên, chư tướng muốn đóng quân lại để chiêu dụ. Hùng Lộc nói:
"Binh pháp có nói: ra quân lúc bất ngờ, đánh giặc lúc không phòng bị. Nay
quân ta từ xa đến, đánh ngay mới lợi, còn dụ giặc làm gì!" Hùng Lộc liền
tiến quân qua núi Thạch Bi, núi Hổ Dương, thẳng đến thành giặc, đương
đêm đốt lửa, đánh gấp, đại phá được giặc. Chiêm Thành quốc vương Bà
Tấm trốn chạy, Hùng Lộc lấy đất đến sông Phan Rang. Bà Tấm sai con là
Xác Bà n dâng thư xin hàng. Hùng Lộc đem việc tâu lên, chúa y cho, bèn
lấy sông Phan Rang làm ranh giới. Từ phía đông sông ấy đến đầu cõi Phú
Yên, đặt làm doanh Thái Khang cho Hùng Lộc trấn thủ, từ phía tây sông ấy
trở vào, vẫn trả cho Chiêm Thành, bắt sửa lễ cống. Việc mở mang đất đai
buổi quốc sơ, Hùng Lộc cũng có công rất lớn. Chỉ tiếc không biết rõ họ,
quê quán và năm mất của Hùng Lộc.
Nguyễn Dương Lâm
Tiên tổ là người Quý huyện, tỉnh Thanh Hóa, sau theo vào Nam nhập tịch ở
phủ Thừa Thiên. Cha là Văn Nghĩa, làm quan đến Thống suất doanh Quảng