Con Phú là Chánh, làm đến Nội tả Chưởng doanh. Năm Giáp Ngọ (1714)
đánh nhau với quân Trịnh ở sông Phú Lễ bị chết trận.
Em Chánh là Thành, làm quan đến Cai cơ, đánh nhau với "giặc" Tây Sơn,
chết ở Lại
Con Chánh là Đồng, làm Cai đội, theo Duệ Tông vào Nam đến đèo Hải
Vân, rơi lại phía sau, bị quân Trịnh giết chết. Đầu năm Gia Long (1802) ,
truy tặng Chánh là Tả quân Đô đốc, Quận công, cho thờ ở hai miếu Hiển
trung và Trung tiết công thần.
Tống Văn Khôi (có chỗ chép là Nguyễn Cửu Khôi)
Tiên tổ người Quý huyện tỉnh Thanh Hóa, sau dời vào ở huyện Bình
Dương, tỉnh Gia Định. Khôi là người can đảm, quả quyết làm quan dưới
triều Duệ Tông, dần thăng đến Thống suất Điều khiển Ngũ doanh tướng sĩ
Gia Định, sau vì tội liên lụy phải giáng làm Cai đội. Năm Ất Mùi (1775),
"giặc" Tây Sơn lấn cướp vùng Phú Yên - Khánh Hòa, Khôi đem quân từ
Gia Định tiến ra Khánh Hòa, đánh nhau với "giặc" ở Tam Độc giang (76),
Khôi bị chết trận. Khôi có hai con trai là Phúc và Thịnh.
Phúc, hồi đầu trung hưng, làm đến Cai cơ. Can đảm, dũng mãnh, Phúc là
tay thiện chiến, có tính cách giống cha. Năm Tân Sửu (1781), theo quan
quân đi đánh nghịch đảng Đông Sơn ở Lương Phú, Phúc bị chết trận, được
truy tặng là Chưởng cơ, cùng cha là Khôi đều được thờ ở hai miếu Hiển
trung và Trung tiết công thần.
Thịnh khoảng giữa đời trung hưng, làm quan đến Uy vũ Vệ úy lấy công
chúa Ngọc Thục, là con gái Duệ Tông. Sau đó Thịnh tòng quân, đi đánh
giặc, bị chết trận.
Con Thịnh là Minh, làm quan đến Nghĩa vũ Phó vệ úy. Khoảng giữa đời
Minh Mạng (1820-1840) đóng giữ Trấn Ninh, bị thổ tù là giặc Huống đánh
úp, Minh bị hại, được tặng Vệ úy hậu tuất cho bạc lạng.
Con Minh là Triều được ấm thụ Cẩm y Hiệu úy.
Bùi Công Kế (tức Nguyễn Kế)
Người Quý huyện, tỉnh Thanh Hóa, trạng mạo khôi ngô chững chạc, có sức
khỏe, giỏi võ nghệ. Đời Duệ Tông, ban đầu Kế làm Cai đội thuyền Ngưng
Bích, theo quan quân đi cứu Cao Miên, có quân công, dần thăng đến