Xuân đánh giặc, bị thua. Năm Đinh Dậu (1777) Duy lại tập hợp quần
chúng, đánh giặc ở Hà Lam bị chết trận.
QUYỂN 5 TRUYỆN CÁC BỀ TÔI
(III)
Nguyễn Đăng Đệ
Tiên tổ người huyện Thiên Lộc, thuộc Nghệ An, nguyên là họ Trịnh. Ông
tổ xa đời là Trịnh Cam, làm quan nhà Lê, đến Binh bộ Thượng thư. Đến lúc
nhà Mạc cướp ngôi vua nhà Lê, Cam bèn tránh vào Thuận Hóa, muốn
chiêu tập những người trung nghĩa, để mưu đổ khôi phục nhà Lê, nhưng
chưa làm được việc đã chết. Về sau, con cháu bèn nhập tịch ở xã An
Hòaương Trà) chiếm khoa mục rất nhiều. Ngạn ngữ có câu: "Học Đồng Di
(xã Đồng Di thuộc huyện Phú Vang) thi An Hòa". Đăng Đệ, cháu bảy đời
Trịnh Cam là người ôn nhã, trung chính, văn học sâu rộng. Lúc Đăng Đệ
còn nhỏ, có thầy tướng trông thấy, bảo rằng: "Khiếu mắt có tàng thần, là
quý cách đấy, chỉ tiếc tai thấp, không đỗ cao được". Năm Tân Tỵ (1701) thi
đỗ Sinh đổ. Đời Hiển Tông Hoàng Đế, bổ làm Huấn đạo, rồi thăng Tri
huyện Minh Linh. Nhờ làm chính sự có thành tích lên đến tai chúa, được
cất nhắc vào việc Văn chức. Đăng Đệ tấu đối tường tận, rõ ràng, bàn bạc
sâu rộng đầy đủ. Chúa lấy làm lạ và yêu lắm, ban cho họ Nguyễn. Năm
Nhm Thìn (1712) mùa hạ, được thăng Ký lục ở doanh Quảng Nam. Khi
làm quan Đăng Đệ làm cho kiện cáo được bớt đi, phong tục được khuyến
khích, dân đều yêu mến. Năm Ất Mùi (1715) mùa thu, được thăng Chánh
doanh Đô tri. Năm Đinh Dậu (1717), mùa xuân, chúa cho rằng Đăng Đệ
trước ở Quảng Nam, làm việc thanh liêm, công bình, việc kiện cáo do đấy
im lặng, vốn được nha lại và dân chúng tín phục, bèn cho lại đi lĩnh chức
Ký lục Quảng Nam, chúa viết câu đối ban cho:
"Lập pháp tinh hình, cánh kiến ngã triều sinh Cấp Ảm;
Sử dân vô tụng, phương tri ngô quốc hữu Hoài Nam ".