nhạc ở trăm năm, sau bao lâu tích đức). Lại có câu rằng: "Dĩ thất thập lý chi
cương vũ, tự khai huyền điểu chi cơ; thẩn tam thiên lý chi dư đồ, thương
tiễn hoàn khuê chi vị" (Nhà Thương với bảy mươi dặm đất đai, còn mở cơ
đồ huyền điểu (79); chúa ta có ba nghìn dặm đất nước, nên chính danh vị
hoàn khuê) (80) đều là lời văn của Đăng Thịnh. Sau đó vì có công đầu làm
Kim sách tấn tôn, Đăng Thịnh được trao Lễ bộ kiêm Lại bộ. Phàm những
chế độ mới đặt như triều nghi, phục sắc, bàn lễ khảo văn, phần nhiều do
Đăng Thịnh tán định. Năm Ất Hợi (1755), mùa hạ, ông mất tại chức, thọ 62
tuổi, được tặng Chính trị thượng khanh Tham nghị, cho nhiều tiền lụa để
táng.
Sau khi Đăng Thịnh chết, chúa sai người đến nhà thu thập sao chép các di
thảo văn chương. Chúa xem bao giờ cũng cảm thán khen ngợi Đăng Thịnh
giỏi thơ văn, trước tác có: Hiệu tân thi tập, Chuyêt Trai văn tập, Chuyết
Trai vịnh sử tập lưu hành ở đời. Đăng Thịnh có 2 trai: con trưởng là Đăng
Giám, làm quan đến Cai bạ doanh Trấn Biên, tặng phong Tư trị thiếu
khanh. Con thứ là Đăng Vinh, làm quan đến Hàn lâm trực giảng, truy tặng
Quang lộc tự kha.
Nguyễn Cư Trinh
Tự là Nghi, hiệu Đạm Am là con út Đăng Đệ. Thông minh hơn người, năm
11 tuổi, Trinh hay văn, giỏi thơ, văn chương dồi dào có phép tắc, nổi tiếng
ngang với anh họ là Đăng Thịnh. Ông đỗ Hương cống (tức cử nhân) khoa
Canh Thân (1740), làm Tri phủ Triệu Phong, rồi thăng Văn chức, gặp việc
dám nói, có phong cách người bề tôi biết can ngăn.
Năm Giáp Tý (1744), mùa hạ, Thế Tông vừa lên ngôi chúa, điển chương
pháp độ đều do Đăng Thịnh kiến lập rõ ràng, còn văn thư từ lệnh thì do Cư
Trinh soạn thảo. Trinh là người khảng khái, có mưu lược, liệu sự biết phán
đoán thường hợp cơ nghi.
Năm Canh Ngọ (1750), mùa xuân, được thăng Tuần phủ Quảng Ngãi. Bấy
giờ Quảng Ngãi có Man Thạch Bích thường quấy ngoài biên, quan quân
đánh mãi không xong. Trinh đến, viết thư phủ dụ, chúng cũng không ra.
Ông bàn tiến đánh, nhiều người cho rằng hiểm trở xa xôi và sơn lâm
chướng khí ngăn trở. Trinh bèn viết truyện Sãi vãi bằng quốc âm đặt làm