việc phải có giấy tờ đóng dấu, trình quan địa phương xem xét. Kẻ nào
nhiễu dân thì bắt trị tội, may ra lòng dân yên tĩnh, khỏi dao động.
Sớ này dâng lên, chúa không trả lời. Trinh cố từ chức. Chúa bèn triệu về rồi
đổi làm Ký lục doanh Bố Chính. Trinh đến trị sở rồi đặt thêm đồn lũy,
nghiêm việc phòng thủ. Chúa Trịnh đưa thư xin mượn đường đi Trấn Ninh
đánh Lê Duy Mật. Trinh viết thư từ chối. Họ Trịnh đã biết ta phòng bị, bèn
thôi.
Năm Quý Dậu (1753) mùa đông, Nặc Nguyên nước Chân Lạp xâm lấn Côn
Man (82). chúa muốn đánh nước Chân Lạp, bèn sai Cai đội Thiện Chính
(không nhớ họ) làm Thống suất, Trinh làm Tham mưu, điều khiển tướng sĩ
năm doanh đi đánh Chân Lạp. Quân tiến đóng ở Bến Nghé, thiết lập doanh
trại lựa chọn sĩ tốt, làm nhiều kho tàng để làm kế khai thác.
Năm Giáp Tuất (1754) mùa hạ, Trinh cùng Thiện Chính chia đường mà
tiến. Trinh đi đến đâu, giặc đều tan chạy đến đó; qua Tân Lộ ra Đại giang,
cùng quân Thiện Chính hội ở đồn Lô Yêm. Bấy giờ bốn phủ là Soi Rạp
(Lôi Lạp), Tầm Bôn, Cầu Nam và Nam Vang đều hàng. Ta bèn chiêu phủ
Côn Man để làm thanh thế.
Năm Ất Hợi (1755), mùa xuân, Thống suất Thiện Chính về đồn Mỹ Tho,
dân Côn Man đi theo, đến đất Vô Tà n, bị Chân Lạp đánh úp. Thiện Chính
vì tràm rừng ngăn trở không đi cứu được. Trinh đem quân tùy tùng đến cứu
hơn 5000 đàn ông đàn bà Côn Man hộ tống về đóng ở chân núi Bà Đen.
Trinh nhân đó hặc tâu Thiện Chính làm mất cơ ngơi, bỏ dân chúng mới quy
phục. Chúa bèn giáng Thiện Chính xuống làm Cai đội, và cho Trương Phúc
Du lên thay. Trinh cùng Phúc Du dùng người Côn Man làm hướng đạo, đi
đánh Cầu Nam, Nam Vang. Nặc Nguyên chạy sang Hà Tiên, xin dâng đất
hai phủ Tầm Bôn và Soi Rạp (Lôi Lạp), để bù vào lệ cống bỏ thiếu trong ba
năm trước. Chúa chưa ưng thuận việc này, Trinh tâu rằng: "Từ xưa dụng
binh, chẳng qua cốt muốn giết kẻ đứng đầu mở rộng bờ cõi. Nay Nặc
Nguyên hối lỗi, dâng đất, lòng thành. Nếu tra cứu đến cùng tội dối trá của
nó, nó sẽ chạy trốn. Và từ Gia Định đến La Bích đường đi xa xôi không
tiện đuổi đến kỳ cùng. Nay muốn mở rộng bờ cõi, nên lấy hai phủ ấy trước
để giữ vững lấy phía sau hai doanh. Năm trước, mở phủ Gia Định, trước