lấy Hưng Phúc, sau lấy Đồng Nai, khiến cho quân dân tụ họp đông đúc.
Nay đất cũ từ Hưng Phúc đến Sài Gòn chỉ hai ngày đường, dân cư còn chưa
ở yên, quân lính đóng giữ cũng chưa đầy đủ. Hơn nữa, từ Sài Gòn đến Tầm
Bôn, hàng sáu ngày đường, lính thú trú phòng thực e không đủ. Thần thấy
người Côn Man giỏi về đánh bộ, Chân Lạp cũng đã thột dạ. Nếu cho họ ở
vào đất ấy để chế ngự, dùng người Man đánh người Man, cũng là đắc sách.
Vậy xin cho Chân Lạp chuộc tội, lấy đất hai phủ ấy, giao cho thần xem kỹ
hình thế, đặt lũy, đóng quân, biên chế chia cấp điền sản cho quân dân, vạch
rõ địa giới, cho thuộc về châu Định viễn để thu toàn khu". Chúa nghe cho.
Chưa bao lâu, Nặc Nguyên chết. Chúa bèn phong Nặc Tôn làm quốc vương
Chân Lạp. Nặc Tôn lại dâng đất Tầm Phong Long. Trinh tâu xin dời doanh
Long Hổ đến xứ Tầm Bào. Lại đặt đạo Đông Khẩu ở xứ Sa Đéc, đạo Tân
Châu ở Tiền Giang, đạo Châu Đốc ở Hậu Giang, đều đem lính doanh Long
Hổ đến trấn áp. Cõi Nam mở đất đến đây rất rộng, đều là công Cư Trinh.
Đất Gia Định đường sông nhiều ngả, thuyền cướp thường tụ chỗ vắng, rình
thuyền buôn đi qua để cướp bóc, người buôn rất khổ. Trinh hạ lệnh cho các
hạt: phàm thuyền lớn nhỏ, đều phải khắc tên họ quê quán chủ thuyền ở đâu,
được quan sở tại làm sổ thuyền để tiện tra xét. Từ đây, kẻ gian không ẩn
nấp vào đâu được, trộm cướp phải im hơi.
Cư Trinh ở ngoài biên hơn 10 năm, uy danh lẫy lừng, dân Việt người Man
đều mến phục. Ông lại hay ngâm vịnh, thường cùng Đô đốc Hà Tiên Mạc
Thiên Tứ lấy văn từ tặng đáp nhau, lời và ý dồi dào đẹp đẽ. Vì văn nhiều,
cho nên không chép vào đây. Ông lại họa mười bài vịnh Hà Tiên, được
Năm Ất Dậu (1765) Duệ Tông Hoàng Đế nối ngôi chúa, triệu Trinh về,
thăng Lại bộ kiêm Tào vận sứ. Quyền thần Trương Phúc Loan cho mình có
công lập chúa, chuyên quyền ngang ngược, thường triệu các quan đến nhà
riêng bàn việc, Cư Trinh nghiêm nét mặt nói: "Bàn việc ở công triều chế độ
đã định từ lâu. Phúc Loan sao dám vô lễ như thế! Chực chuyên quyền à?
Loạn thiên hạ, tất là người này !" Các quan đều không dám đi. Phúc Loan
căm giận lắm nhưng vẫn kính sợ không dám làm hại.
Năm Đinh Hợi (1767) mùa hạ, Cư Trinh mất, lúc 52 tuổi, được tặng phong
Tá lý công thần, Đặc tiến Trụ quốc kim tử Vinh lộc đại phu Chính trị