Chính. Tại đó, văn án kiện tụng còn đọng lại bề bộn, Tiến xử đoán trôi
chảy, người ta đều phục là tinh nhanh.
Năm Đinh Mão (1747) mùa thu, cai quản thuyền vận tải đến kinh, được
triệu vào yết kiến chúa. Chúa yên ủi thăm hỏi, thiết yến và ban tặng rất hậu.
Sau đó, ốm chết, mới 47 tuổi, được tặng phong Chính trị thượng khanh,
thụy là Văn Trung, ban ân điển tử tuất gấp bội.
Đăng Tiến tính cương trực và thanh cận trọng giữ lời hứa, thích giao du tân
khách, nói chuyện suốt đêm vui vẻ quên mệt. Nhà nghèo xác, nhưng vẫn
yên tâm. Lúc trẻ, làm văn thích phong điệu Từ, Dũ (83), lúc cuối đời, đọc
Hàn, Liễu (84) thể văn lại chuyển ra cổ kính và điển nhã, nhiều người hậu
học đều bắt chước. Khi làm quan ông trong sạch, thuộc lại và dân đều yêu
ông không ai nỡ lừa dối.
Tác phẩm có Minh Khiêm thi tập lưu hành ở đời. Tiến có hai con: con
trưởng là Đăng Khuông, làm quan đến Cai bạ Quảng Nam, tuần hành 5
phủ, kiêm lĩnh chức Bình nhung. Con thứ là Đăng Huy. Năm Giáp Ngọ
(1774), mùa đông, quân Trịnh vào xâm lấn miền Nam, Huy chạy đến núi
Minh Linh, mộ binh cần vương, tự xưng là Bình Bắc Đại tướng quân, đánh
nhau với giặc. Quân bị thua, Huy chết ở trong rừng.
Nguyễn Đăng Cẩn
Là con Đăng Đệ và là anh Cư Trinh. Cẩn có tính phóng khoáng, không chịu
gò bó, thích võ nghệ. Hiển Tông Hoàng Đế, năm 21 Nhâm Thìn (1712), ấm
thụ Văn chức viện, vì nhà nghèo mắc nợ tiền công, phải bãi chức. Năm
Giáp Tý (1744) mùa thu, lại được dùng làm Văn chức. Sau đó thăng Cai bạ
Ký lục sự ở doanh Trấn Biên.
Năm Đinh Mão (1747) mùa xuân, lũ lái buôn Phúc Kiến là Lý Văn Quang
tụ họp đồ đảng mưu làm phản nhưng sợ Cẩn chưa dám phát, nên mưu giết
Cẩn trước. Nhân ngày Tết Nguyên đán, chiều đến, chúng rình lúc Cẩn
không, phục quân đâm Cẩn; Cẩn bị thương, còn lấy tay không đánh giặc,
giây lát cướp được thanh long đao, giết được 5, 6 tên giặc, thì thuộc binh
của Cẩn kéo đến, giặc bèn chạy. Cẩn bị thương nặng quá cũng chết. Lưu
thủ Nguyễn Cường và Hưng Phúc đạo Tống Phúc Đại họp quân đi đánh bắt