thượng khanh Tham nghị, tên thụy là Văn Định.
Minh Mạng năm thứ 20 (1839), Thánh Tổ Nhân Hoàng Đế truy lục công
Cư Trinh, tặng Khai quốc công thần, Vinh lộc đại phu, Hiệp biện đại học sĩ,
lĩnh Thượng thư bộ Lại, đổi thụy là Văn Khác, phong Văn Minh hầu. Cho
theo thờ ở Thái Miếu.
Cư Trinh là người có tài lược, khéo quyết đoán. Những việc ông tâu bày
phần nhiều là lời trung, bàn phải. Khi coi việc quân ở cõi Nam, mở đất đai,
giữ yên ngoài biên, huân nghiệp hơn người. ông lại giỏi văn, trội thơ, có tập
Đạm am lưu hành ở đời.
Cư Trinh có hai con trai: con trưởng là Cư Dật, là người có khí khái. Duệ
Tông Hoàng Đế năm thứ 9 (1774), quân Trịnh vào xâm lấn, khi đến huyện
Quảng Điền, sự thể rất gấp. Dật nghĩ nhà mình mấy đời hưởng lộc, tự xin
liều chết báo đền nợ nước. Lập tức được chúa cho làm Cai đội, đem quân đi
chống giặc, quân thế hơi mạnh. Được thăng Khâm sai Thống binh. Năm ấy
(1774), mùa đông quân Trịnh tiến gần đánh gấp, Cư Dật sang sông Phú Lễ,
bị chết đuối. Con thứ Cư Trinh là Cư Tuấn, lúc mới vào Gia Định sung
Quốc tử giám Thị học, trải làm quan đến Cai bạ Quảng Trị, vì tham lam, ăn
hối lộ phải tội đồ. Con Cư Tuấn là Cư Sĩ mới 14 tuổi, xin thay cha đeoềng
xích làm việc khổ sai. Thánh Tổ Nhân Hoàng Đế thương xót tha tội cho.
Lại cho Cư Sĩ vào Giám học, sau đó bổ dùng, dần dần làm đến Ngự sử, Án
sát, trải làm Bố chánh hai tỉnh Phú Yên, Gia Định rồi chết.
Nguyễn Đăng Tiến
Tự là Mẫn, hiệu Minh Khiêm, là con thứ năm Đăng Trị và là em Đăng
Thịnh. Nhà nghèo, chăm học, Tiến giỏi từ lệnh, đặc biệt là trội về thơ văn
quốc âm. Đời Túc Tông Hoàng Đế (1725-1737), ông thi cống sĩ, không đỗ.
Quan trên yêu ông có tài, tâu lên đình thần cũng đều tiến cử, được trao làm
việc ở viện Văn chức, cùng anh là Đăng Thịnh cùng làm Thị giảng Đông
cung.
Thế Tông Hoàng Đế lên ngôi chúa (1744) cho thăng Tuần phủ Phú Yên.
Ông làm chính sự có lòng nhân từ. Về triều, thăng Văn chức viện Thừa chỉ.
Năm Bính Dần (1746), mùa thu, ra làm Ký lục Quảng Nam. Sau đó, chúa
cho làm Khâm sai tuần sát các châu huyện Hải Lăng, Vũ Xương và Bố