mưu. Vua từng sai Nguyên vượt biển về Phú Xuân dò thám tình hình của
giặc tâu lên
Năm Đinh Mùi, Nguyên cùng Nguyễn Văn Thành đến đảo Côn Lôn dụ Hà
Hỷ Văn hàng. Lời dụ xem ở truyện của Thành.
Mùa thu năm Mậu Thân, lấy lại được Gia Định; làm quan bộ Lại rồi bổ
sang bộ Lễ. Nguyên tham dự hầu gần ở nơi màn trướng, biết điều gì cũng
nói hết, không giấu, được bổ ích nhiều. Nguyên thường đem việc nói trái ý
vua, phải cách chức.
Năm Canh Tuất, được trả lại chức Tham mưu, bổng thăng chức Khâm sai,
Trung doanh tham mưu.
Mùa hạ năm Giáp Dần, vua thân đem thuyền quân đi cứu viện Diên Khánh;
để Nguyên ở lại cùng Nguyễn Hoàng Đức trấn Gia Định.
Mùa đông năm Ất Mão, Nguyên được bổ làm bộ Lễ, kiêm coi việc học, dạy
bảo Đông cung, cùng với bộ Lại Nguyễn Bảo Trí, bộ Hình Nguyễn Tử
Châu, bộ binh Nguyễn Đức Thiện, bàn định điều lệ phép thi để thi hành.
Mùa xuân năm Bính Thìn, mở khoa thi, Nguyên sang làm Giám khảo, lấy
đỗ bọn Ngũ Khắc Minh, Phạm Đăng Hưng 14 người, đều khen là nhân tài.
Tính Nguyên thích rượu, mỗi lần uống say suốt ngày; vua từng quở mắng.
Nguyên làm tờ cam đoan, thề bỏ hẳn rượu; sau rồi lại uống. Vua thương là
lão thần có công, giữ lòng trong trắng, không nỡ bỏ xa, đặc ân trao cho hàm
bộ Lễ, kiêm Đốc học và phê chuẩn các giấy tờ của thuyền buôn ra vào, và
của con cháu người chết trận.
Mùa hạ năm Đinh Tỵ, vua thân đi đánh Quy Nhơn, để Nguyên ở lại cùng
Phan Thiên Phúc theo Tôn Thất Hội trấn Gia Định.
Gia Long năm thứ nhất, vua triệu về kinh, ý muốn lại trao cho công việc.
Nguyên cố từ, vẫn theo hàm bộ Lễ, được vào chầu thăm. Triều đình có việc