Có tên nữa là Thiện, tiên tổ ở quý huyện, tỉnh Thanh Hoa. Thiêm, lúc đầu
theo Duệ Tông vào Gia Định từng làm quan đến Chưởng cơ.
Năm Bính Thân, Duệ Tông truyền ngôi cho Tân chính vương, Thiêm cùng
Tống Phúc Hòa đóng giữ Long Hồ.
Năm Đinh Dậu, Tây tặc xâm phạm sông Tranh, Thiêm đem thủy binh đón
vua về Ba Việt, rồi tự giữ Hương Đôi, bị giặc đánh gấp, mới chạy đến Ba
Việt. Giặc đánh úp Ba Việt, vua gặp hại chết, Thiêm trốn thoát.
Mùa đông năm ấy, Thế Tổ Cao Hoàng đế lấy lại được Sài Gòn, lên ngôi
vua. Thiêm có công giúp đỡ tôn lập, từng làm quan đến Chưởng cơ Nội tả,
coi 2 bộ Hộ, Hình kiêm việc Tào vận và các dạo thủy binh, tước Quận
công.
Năm Tân Sửu, Ngoại hữu là Đỗ Thanh Nhân mưu làm việc trái phép.
Thiêm mật tâu với vua, xin trừ giặc ở bên vua, vua lặng nghĩ hồi lâu. Thiêm
nói rằng: Thanh Nhân mang lòng Mãng Tháo, không thể không trừ, nếu
dùng kế trừ bỏ, chỉ sức mội võ sĩ mà thôi. Vua rất cho là phải, Thanh Nhân
phải giết, bè lũ của hắn trốn về Đông Sơn, cho triệu chúng đều chống lại
mệnh lệnh.
Năm Nhâm Dần, Tây tặc vào cướp. Thiêm đem thủy binh giữ đồn Giác
Ngư, đánh nhau với giặc, bị thua, vua đi ra Tam Phụ, Thiêm lùi lại sau, bị
bọn thù ở Đông Sơn giết chết.
Con là Thạc, mới đẻ được 3 ngày, gặp loạn, mẹ là Nguyễn thị mang con
đến ngụ ở An Giang.
Khoảng năm Gia Long, vua có chiếu xét hỏi con cháu công thần, Thạc vì
mẹ già, không nỡ bỏ mẹ, bèn giấu không tâu lên. Tự Đức năm thứ 3, tuần
phủ Định Tường là Đỗ Quang hỏi được sự tích mới rõ.
Nguyễn Đình Thuyên