Người nước Xiêm bị thua đau lần này, thường muốn phái thêm binh thuyền
lại đến lần nữa, để giúp giặc Man sinh sự. Vừa gặp nước ấy có việc, vội
dừng lại. Chất Tri và tên Dun trở về Trấn Tây. Quốc trưởng của giặc cũng
lấy cớ là Chất Tri bị thua, triệu về, đem Sĩ Phì để thay, tên Dun đưa thư xin
lưu ở lại để bảo hộ, Quốc trưởng của giặc y cho. Chất Tri nghe tin quan
quân nhân thế thắng tiến đánh Trấn Tây, đưa thư xin Quốc trưởng phái
thêm 1 vạn quân, đến đóng đồn Hải Tây, nghe mãi, thấy không có việc gì,
rồi cũng rút quân về. Vua cho là thổ phỉ người Man nay đã dẹp yên, mà
Trấn Tây còn chưa lấy lại cả đư̖ đặc phái Lê Văn Đức sung chức Kinh lược,
Tôn Thất Bật sung chức Tham tán, Lâm Duy Nghĩa sung chức Tán lý tiến
đến Nam Kỳ, chỉnh lý việc biên cương. Lê Văn Đức đi đường bị bệnh ở lại
điều dưỡng; bọn Bật tiến đi để làm. Năm thứ 3, mùa xuân, các viên Tham
tán, Tán lý đệ tập tâu nói: Nay đương lúc khô cạn, chưa tiện tiến lấy. Vâng
chỉ chuẩn cho rút về Kinh cung chức. Nhưng cho phủ Tây Ninh là chỗ địa
đầu quan yếu, muốn chống giữ bọn Lạp, Man, trước hết phải kinh lược
đường ấy. Đặc phái cho Ngô Văn Giai, Cao Hữu Dực đến dựng đồn bảo,
mở đồn điền, chiêu mộ dân lập ấp, mở trường giao dịch, cho người Man
người thổ thông thương, để tỏ ý vỗ về yên ủi. Lại chuẩn cho đem bọn Trà
Long theo đến, chọn đất cho ở yên đấy. Tỉnh An Giang cũng ở nơi địa đầu
quan yếu thiết lập đồn bảo, mở trường giao dịch, chiêu tập thổ dân, đi lại
mua bán.
Năm thứ 4, trường giao dịch ở các xứ Tây Ninh, An Giang, nhân dân đến
ngày càng nhiều thêm. Bọn thổ mục, thổ dân cũng đều khổ về sự hà ngược
của nước Xiêm, cùng rủ nhau chạy đến quy phục rất nhiều. Chất Tri và tên
Dun nghe thấy bọn Trà Long đi dụ các súc, mới gọi các đầu mục về trú ở
Trấn Tây, rồi phái người khác đi cai quản thổ dân, không cho đến thú, lại
sức đắp thêm đồn bảo để phòng ngự, lại chiêu thêm các hạng hàng hoá của
thổ dân đến buôn bán thu lấy 2 phần mười. Đến nỗi thổ dân khổ về thuế má
đóng góp mà của cải phần nhiều bị người nước Xiêm cướp bóc, dân đều
oán giận. Thổ mục mang lòng lìa phản, có kẻ xin đem Sa An dâng nộp; có
kẻ xin lấy thổ dân Nam Ninh để mưu tính phủ Trấn Tây; có kẻ xin đem thổ