Năm Hiến Tông Hoàng đế năm thứ nhất (1691) (Nhà Lê , Chính Hòa năm
thứ 12), Quốc vương là Bà Tranh làm phản, họp binh đắp lũy, cướp và giết
dân cư ở phủ Diên Ninh. Sai Nguyễn Hữu Kính làm Thống binh đánh bắt
Bà Tranh và bề tôi Tả trà viên (tên quan) là Kế Bà Tử cùng thân thuộc là
Nương My Bà n đem về giam ở núi Ngọc Trản, đổi nước ấy làm trấn Thuận
Thành, sai Cai cơ là Nguyễn Trí Thắng giữ Phố Hài; Cai cơ là Nguyễn Tân
Lễ giữ Phan Lý; Cai đội là Chu Kiêm Thăng giữ Phan Lang, để phòng bị
bọn giặc ở Thuận Thành còn lại. Tháng 8, đổi trấn Thuận Thành làm phủ
Bình Thuận, cho Tả trà viên là Kế Bà Tử làm Khám lý, còn Bà n 3 người
làm Đô đốc, Đề lĩnh và Cai phủ, đổi mặc theo lối Kinh, rồi cho về đề vỗ về
dân chúng. Tháng 12, người Thanh là A Ban đem Hữu trà viên ở Thuận
Thành là Ốc Nha Thát làm loạn, vua lại sai Cai cơ là Nguyễn Hữu Kính
đem quân tiến đánh, bọn giặc dẹp yên được hết. Khám lý là Kế Bà Tử trình
bày là từ khi cải cách đến giờ đói kém luôn luôn, nhân dân bị đau khổ rất
nhiều. Vua lấy làm thương, cho phục lại tên cũ, phong Kế Bà Tử làm phiên
vương trấn Thuận Thành vỗ về chiêu tập binh dân, hàng năm nộp chức
cống, những ấn, gươm, yên ngựa và nhân khẩu bắt được trước đây đều trả
về hết. Lại cấp cho binh ở Kinh 30 người để bảo hộ nước. Binh ở Kinh
nhân thế làm nhà ở tại nước ấy. Kế Bà Tử chết, về sau Cai cơ là Tá trông
coi việc trấn.
Năm Nhâm Dần, Tây Sơn vào lấn đất, Tá đem hết các đồ truyền quốc bảo
hàng Tây Sơn.
Năm Mậu Thân mùa thu, Thế Tổ Cao Hoàng đế lấy lại Gia Định, Tá chiếm
giữ Man động theo Tây Sơn chống cự quân ta; Năm Canh Tuất mùa hạ,
quân ta tiến lấy lại Bình Thuận, con Phiên vương trước là Nguyễn Văn
Chiêu đem quân hưởng ứng theo vua đánh giặc, bổ Chiêu làm Chưởng cơ
cai quản quan phiên dân phiên mọi việc. Lại cho quan phiên là Nguyễn
Văn Hào làm Thống binh cai cơ. Chiêu rồi bị tội miễn chức. (Chiêu, Chấn,
Hào đều được cho tên và họ, tên Chiêu nguyên tên là Môn Lai Phù Tử,
Chấn nguyên tên là Bộ Kha Đáo, Hào nguyên tên là Thôn Ba Hú). Mùa