Năm Nhâm Dần (1782) giặc Tây Sơn vào cướp Gia Định, vua chạy đi Tam
Phụ, ông làm Trung quân đạo đi hộ vệ vua tiến đóng ở sông Tứ Kỳ (thuộc
Gia Định) cùng giặc đánh nhau to, quân ta đánh không lại, lui giữ Lật
Giang; đến mùa thu năm ấy, giặc đã lui, ông hộ vệ vua về Gia Định, cùng
Chu Văn Tiếp lĩnh hơn 100 chiếc thuyền chiến, làm kế chống giặc.
Năm Quý Mão, mùa xuân, giặc Tây Sơn lại vào cướp trận bị thua ở Dốc
Ngư, vua chạy ra bên ngoài, ông điều bát thủy quân cùng với Hòa nghĩa
đạo điều khiển là Trần Đĩnh về Cần Giờ do thám giặc, Đĩnh vốn khinh ông,
quân sự phần nhiều không theo mệnh lệnh của ông, ông giết đi.
Trận đánh ở Điệp Thạch không lại, vua đi ra đảo Côn Lôn. Ông cùng bọn
Tôn Thất Điến, Chưởng cơ Hoảng, Vinh Ma Ly, đều bị giặc bắt được. Giặc
lấy lợi dụ ông, ông quát lên mắng rằng: "Ta thà làm quỷ ở Đông Phố, chứ
không làm tôi Tây Sơn", giặc bèn giết di. Năm Gia Long thứ 3, truy tặng là
Chưởng doanh quận công, liệt thờ ở miếu Hiển Trung và miếu Trung Hưng
công thần cả 2 miếu. Em ông là Trung, thường theo đánh dẹp có công, làm
quan đến Hữu quân phó t
Tôn Thất Bính là con thứ trưởng của Tôn Thất Yến. Buổi đầu trung hưng,
năm Bính Thìn (1796) vào Gia Định thường theo đi đánh dẹp. Năm Gia
Long thứ nhất (1802) bổ làm Thuộc nội cai đội coi quản binh vệ Nghiêm
dũng ra đóng thú ở Bắc Thành; rồi cất lên làm Vệ úy Nghiêm dũng, nhiều
lần được thăng lên đến Vệ úy hữu nhất thị trung. Năm thứ 13, thăng dự
Thần sách hữu đoan phó đô thống chế, quản lãnh binh thuyền đi Bắc Thành
nhận việc vận chuyển. Tới khi trở về gặp lúc Nghệ An có cướp nổi lên,
cướp bóc làng ấp, quan địa phương không thể trị được. Bính đốc suất lính
các vệ Thị nội, Nội trực, Tín trực,
Ban trực hơn 2000 người tiến đến Nghệ An đến đạo Thanh Bình chiếu theo
địa phận tuần phòng, kịp khi triệu về mới dược thực thụ.