miền Nam nhưng không đi theo được bèn cùng Cai đội là Tô Văn Đoái
đem hơn 200 quân lính lẻn vào Gia Định. Mùa thu năm Nhâm Dần tức năm
thứ 3, đời Thế Tổ Cao Hoàng đế, được bổ làm Trung quân Cai cơ, cùng
Tiền thủy Cai cơ là Trương Phúc Dĩnh chiêu tập thủy binh ngạch cũ, sử làm
thuyền chiến. Mùa đông năm ấy, vua nghe người do thám báo rằng: giặc
sắp vào cướp, dự làm đồ phòng bị để đánh, bèn dàn bày thuyền chiến ở
sông lớn thành Gia Định để làm thế giúp đỡ lẫn nhau. Di Nguy cùng bọn
Ngoại tả là Chu Văn Tiếp, Tả thủy là Tôn Thất Cốc quản lĩnh để phòng
giặc. Mùa xuân năm sau, giặc Tây Sơn vào cướp, quân nhà vua đánh không
lợi, vua chạy ra ngoài biển, Di Nguy lẩn trốn đi. Nă
m Giáp Thìn, mùa xuân vua đưa quân Xiêm về Gia Định, Di Nguy đến yết
kiến. Rồi sau quân Xiêm cùng giặc đánh không lợi, Di Nguy theo vua chạy
ra ngoài biển. Năm Ất Tỵ, mùa xuân, vua lại sang Xiêm, Di Nguy ngầm
đến Vọng Các theo vua, thường đến Giang Khảm làm thuyền Hải đạo. Năm
Đinh Mùi mùa thu, vua về Gia Định, đi đến Long Xuyên, Di Nguy cùng
Phạm Văn Nhân ở lại đảo Phú Quốc hộ chầu từ giá và cung quyến.
Năm Mậu Thân, mùa thu, lấy lại được thành Gia Định, vua gọi Di Nguy về,
sai coi thuyền Nội thủy, Trung thủy, bổ làm Khâm sai thuộc Nội cai cơ, đốc
làm thuyền Đại chiến, thuyền Hải đạo. Năm Quý Sửu, theo đánh Quy
Nhơn, cùng Nguyễn Văn Trương đem các quân đạo thủy đến Vân Phong,
quân của Võ Tánh kế tiếp đến, giáp nhau đánh vào quân giặc, cả đánh phá
vào quân giặc. C của giặc là Trí chạy về Quy Nhơn, lấy lại được Bình
Khang. Lại theo vua vào cửa biển Thi Nại, tiến đánh thành Quy Nhơn, rồi
kéo quân về.
Năm Giáp Dần, quân giặc vây Diên Khánh, Di Nguy thống suất quân
doanh Trung thủy hộ vệ vua tiến đánh, quân đến nơi, giặc vỡ vây chạy. Lại
theo vua đi đánh Quy Nhơn, rồi thắng trận kéo quân về. Năm Ất Mão quân
giặc vào Đà Diễn, Di Nguy đem thuyền quân tiến sát đến đảo Sầm, hợp với
Trương Phúc Luật đánh giữ, giặc phải lui. Di Nguy liền cùng với Phạm