Đức năm thứ 12, cửa biển Đà Nẵng ở Quảng Nam có giặc, ông được sung
làm Tán tương ở quân thứ rồi đổi đi Gia Định. Năm thứ 14, quân Pháp
đánh phá đồn lớn, Trĩ cùng Tán lý Nguyễn Duy không địch lại được nên
đều chết cả, khi ấy 51 tuổi. Được truy tặng làm Thị lang bộ Lễ, cấp thêm
cho một cây gấm Trung Quốc, 4 tấm lụa, 70 lạng bạc. Năm thứ 32, đưa vào
thờ ở đền Trung Nghĩa. Con là Tiễu làm quan đến Chánh sứ.
Tôn Thất Thi
Về dòng thứ 5, là con thứ 2 của Tôn Thất Hóa. Lấy võ nghệ tiến thân, trải
nhiều lần thăng đến Phó Quản cơ Quảng Nam. Tự Đức năm thứ 16, cửa
biển Đà Nẵng có giặc, trong trận đánh ở đồn Phú Ninh ông chết tại trận.
Khi ấy 35 tuổi, được tặng là Chư quân Phó Vệ úy. Năm thứ 31, đưa vào thờ
ở đền Trung Nghĩa.
Có 2 người con, Căn làm quan đến Miếu thừa, Đống làm quan đến Quản
cơ.
Tôn Thất Tĩnh
Tên tự là Hành Đạo, là con thứ sáu con vợ thứ của Tôn Thất Đắc thông
minh nhanh nhẹn chăm học. Tự Đức năm thứ 7, tập ấm bổ Hàn Lâm viện
trước tác, đã trải làm Tri huyện Thọ Xương, Tri phủ Thường Tín, có tài làm
việc quan, nên được thiên chuyển vào trong Kinh làm Viên ngoại lang ở tự
Đại lý rồi chuyển làm Biện lý bộ Binh. Năm thứ 20, được cất lên làm Bố
chính sứ tỉnh Quảng Bình; chưa bao lâu, làm quyền Hộ lý Tổng đốc quan
phòng Thanh Hóa. Năm thứ 24, được thăng Thự Tuần phủ, vẫn giữ chức
Hộ lý. ăm thứ 26, thổ phỉ đất nước Thanh từ tỉnh Hưng Hóa tràn đến và lan
đi quấy nhiễu các xứ Quan Hóa, Cẩm Thủy. Tĩnh tâu xin quân, vua cho là
chuyên giữ một địa phương mà không khéo làm việc, nên giáng 3 cấp, cho
lưu lại làm việc. Rồi sau quan quân tiến đánh bọn giặc nghe thấy bóng gió
trốn đi. Tĩnh cùng Tham tán đại thần Nguyễn Chính tâu xin đặt nha Sơn
Phòng, để trấn áp giúp; Tĩnh ở Thanh Hóa lâu ngày, về phong tục đất ấy,
tình hình người Man phần nhiều biết hết cả. Năm thứ 28, lại cùng Sơn
Phòng sứ Trương Quang Đản trù nghĩ công việc nên làm cho sau này được
tốt; một việc là: xin sức khắp cho 3 huyện người Thổ là Trình Cố, Sầm
Nưa, Man Duy lựa chọn lính dõng người Thổ mỗi huyện đều 1 cơ (Trình