ĐẠI NAM LIỆT TRUYỆN - TẬP 3 - Trang 183

Yên Hóa (đồn Cố Đê, đồn Công Đôi, đồn Đất Đồi, đồn Tuân Dụ, đồn An
Đội). Lại có hơn ba mươi chiếc thuyền của bọn thủy cơ (thuyền chài) c giữ
chỗ hiểm yếu, hoặc lẫn đến chỗ dân cư, cướp lấy binh lương, hoặc đánh
trống dương cờ để khoe thanh thế. Đăng Giai bèn cùng Quang Cự bàn tính
đem đại binh 2 đường góp sức chia đặt các quân tiền, hậu, tả, hữu hoặc
đánh, hoặc cứu viện, hoặc tiến, hoặc chận, trước lấy các đồn Không Cốc,
Tâm Đình, tiến lấy Chi Nê, thứ đến là Sơn m, vừa gặp lúc voi của ta chạy
lồng đến đồn giặc, Đăng Giai cùng Đăng Thận đem quân đuổi theo, gặp
giặc cùng chống cự, vừa đánh vừa đi đến đất An Trị, ngày đã gần tới, có
thổ ty ở Thanh Hóa là Nguyễn Đình Bang theo quân đi sau, Đăng Thuận
giục đi nhanh, Đình Bang lấy súng đánh lại quân ta rồi đi. Đăng Giai dâng
sớ xin nhận tội. Vua khiển trách nghiêm ngặt, cách chức lưu dụng, hạn cho
trong 1 tuần 1 tháng phải đánh thật dữ. Đăng Giai mới chia đường tiến đi
đánh giặc ở đồn Xích Thổ. Giặc thua chạy, quân ta nhân thế thắng đuổi dài
mãi, liền lấy được vài đồn, chém được rất nhiều. Tin thắng trận tâu lên, vua
khen, cho khai phục nguyên hàm.
Rồi thì thổ dân ở Thanh Ba cũng nổi lên cướp bóc các phủ, huyện Cẩm
Thủy, Quảng Hóa. Đăng Giai dẫn quân về đánh cho bọn giặc phải thua ở xã
Phụng Công, liền phá được các đồn bảo của giặc ở xã Kỳ Ngải, xã Nhân
Lộ, dẹp yên hết được giặc, lại khai phục nguyên chức Bố chính. Chưa bao
lâu, đổi đi Bắc Ninh. Năm thứ 17, lại từ Bắc Ninh chuyển về Thanh Hóa,
kế tiếp mở đường cảng. Mùa đông năm ấy, thổ ty ở Thanh Ba lại không
yên, vua sai Hiệp biện Đại học sĩ Trương Đăng Quế làm Kinh lược, lấy
Đăng Giai cùng Doãn Uẩn làm chức phó. Đăng Giai trước đã làm quan ở
Thanh Hóa, địa thế chỗ hiểm, chỗ dễ, thổ tục dân tình, vốn quen hết cả, cho
nên đi đến đâu đánh bắt là có hiệu quả ngay.
Năm sau, tỉnh Bắc Ninh đói, triều đình sắp có lệnh bán thóc gạo ra cho dân,
chiếu cho Đăng Giai tức thì về coi việc. Đăng Quế tâu nói: nay đương đi
kinh lý, phần nhiều là sức của Đăng Giai, nên xin lưu lại làm cho xong
việc, để nhờ tay theo (Lời nói ấy chép ở truyện Trương Đăng Quê), vua
nghe cho. Đăng Giai tiến quân đến động Khương Chính, nghiêm đốc sức
hạn bắt, chém được tên Chánh đồn của ngụy là Lê Phú Hiển, chính phạm là

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.