ĐẠI NAM LIỆT TRUYỆN - TẬP 3 - Trang 237

của phi lễ để cầu cạnh. Khi giữ phép luật của nước thì sớm khuya kính cẩn,
rất lo về xét xử oan uổng, quá lạm. Mỗi khi xét một việc án nghiên cứu
trước sau, tất cầu cho không ngờ việc hối hận chút nào, hoặc có kẻ nào tình
lý chưa rõ ràng: bất đắc dĩ tất xét mà bác đi, chớ để cho việc hình có oan
uổng. Về dụng tâm rất thật, lo nghĩ việc tinh tường, thường thường như thế.
Đương lúc vâng mệnh đi kinh lược, biết Bắc Thành văn có tệ thỉnh thác,
tức thì làm sớ tâu xin trừ bỏ đi. Nhân viên đi sai phái, có ai dám nhận của
đút lót, xin đem ra chém ngay, rồi sau mới tâu vua biết. Tờ sớ dâng lên,
được vua khuyên son 8 khuyên vào 4 chữ "tiên hành hậu tấu" lại vâng châu
phê: "phải, phải". Những người trông thấy sợ lắm. Người trấn khác nghe
thấy phong thanh kẻ tham nhũng điêu ngông, cũng nơm nớp không dám thi
thố ngón gì. Vì thế, việc kinh lược dẫu phiền phức mà không đầy trong
khoảng vài tháng, công việc đều đâu vào đấy cả. Kịp khi lại làm Tổng đốc
một hạt Nam Định, Hưng Yên, đương mong để làm người phòng ngự địa
phương ấy. Ngày bị bệnh, họp cả Bố chính, Án sát, Tham tán, dặn lấy hết
lòng về việc dân, nay báo ơn nước. Sau khi mất, quan viên thân sĩ không ai
là không rỏ nước mắt khóc, làm văn để tế, có câu rằng: "Sứ tiết kinh lược
năm trước, mưa dầm cho lúa thử chưa khô; xe đi giữ trị ngày nay, khí xuân
ở núi hang mới ấm". Lại có câu rằng: "Than ôi, lúc ấy chăng màn trướng ở
bờ sông, lại được thấy cây cam đường của Thiệu Bá (165), thế mà sớm nay
trao giấy tiền nơi đường xá, nào ngờ cắm cành trúc ở Lôi Dương (166)".
Khi linh cữu đưa đến, Án sát sứ Hà Tĩnh Nguyễn Sĩ Bảng là người thuộc
tỉnh Nam Định cũng làm văn để kính tế. Lời văn có câu rằng (miễn phiên
âm, chỉ định nghĩa) "Trời mở vận thái, vua đã sáng tôi lại hay. Vì trời
thương đến dân, muốn cho được yên sinh nhai mà trả lại tính thường. Than
ôi! Tỉnh Nam Định ta sau khi đau khổ tàn phá rồi, có thể được yên vui một
chút. Nhờ Hoàng thượng ta soi khắp không cùng, chọn dùng người hiền
lành, mong để chữa sự đau khổ của dân ta, để đem lại điềm tốt. Đáng
thương cho xứ ấy, phúc tinh vừa soi bỗng thu sáng lại ngay, ai là người nối
sau, lại hay gây phúc cho một phương ấy. Lại có câu rằng: "Từ nay về sau
không được thấy nét mặt ông Tử Chi (tên tự của ông Nguyễn Đức Tú đời

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.