ĐẠI NAM LIỆT TRUYỆN - TẬP 3 - Trang 272

Đức tự nghĩ là đóng binh đấy mà chờ đợi mệnh lệnh triều đình thì không
tiện, mới cùng Nguyễn Công Trứ định ngày đem quân về. Trong khi đi
đường quân hậu đạo bị bọn giặc đánh úp, nhiều người chết hoặc bị thương,
bỏ mất súng ống, khí giới. Kịp khi về đến thành Tuyên Quang, Đức đem
hết tình hình dâng sớ xin chịu tội, và lại nói rằng: địa thế ở Bảo Lạc hiểm
hóc, việc tìm bắt giặc có phần khó; hơn nữa đương mùa lũ lụt, hành quân
chưa tiện. Xin cho đến xuân này sẽ lại mưu tính sau. Vua bảo rằng: đem
quân đi nghìn dặm, cốt phải linh động mau chóng. Thế mà không biết nhân
thời cơ tiến nhanh, lại cứ bước một chậm trễ đến nỗi quân giặc được dự
trước chẹn đường hiểm yếu, thừa cơ trốn đi xa. Đến lúc đem quân về, bọn
chúng lại được phòng bị các nơi, rốt cuộc đến nỗi quân lính của mình bị
chết, bị thương, bỏ mất súng và khí giới, công không đủ che lỗi, gia cho Bộ
nghị xử. Bộ khép Đức vào tội xử tử. Vua cho là nghị nặng quá, chuẩn cho
trước hết hãy tước bỏ mũ áo và cất lương bổng, giáng 4 cấp, khiến cho Đức
phải cố gắng thu công sau này, để chuộc tội trước.
Sau Văn Đức tiến quân đến Hồi Khê, thu phục được 2 bảo An Biên, Đại
Đồng; lại tiến đến Lục Yên, phá luôn được 5 sở trại giặc, thừa thắng đem
quân đuổi dài, sát đến sào huyệt của giặc thì giặc trốn thoát rồi. Đức sai đốt
hết nhà trại của giặc rồi đêm việc tâu lên. Vua dụ rằng: vừa mới ra quân đã
được thắng trận, rất đáng khen ngợi. Đức lại cùng Phạm Văn Điển tiến
đánh phá sào huyệt của giặc ở Vân Trung. Thế là những cấp bị giáng trước
đều được khai phục cả.
Năm thứ 16, thư báo thắng trận Nông Văn Dân (việc chép ở truyện Văn
Điển) đến nơi. Vua cho là Đức trải qua gian hiểm, bày tỏ cơ mưu, sớm lập
công lớn, thưởng cho Đức 1 cái nhẫn khảm ngọc kim cương và 1 cái bài
đeo bằng ngọc. Ngày thắng trận đem quân về, Đức vào ra mắt. Vua thương
Đức khó nhọc cho làm lễ "Bảo tất" (ôm chân vua), vua thân rót rượu ban
cho; lại cho cái tượng hình con lạc đà bằng vàng, để biểu hiện là Đức như
con lạc đà mang nặng đi xa vậy; kịp bàn công, phong là n Quang Tử, thăng
trật Hiệp biện Đại học sĩ, vẫn lĩnh Tổng đốc Sơn Hưng Tuyên.
Năm thứ 18, vua cho là đầu sỏ giặc là lũ Nồng Văn Sĩ, Nồng Thạc, hãy còn
trốn tội, Tuần phủ Lạng Bằng là Trần Tuân trù tính trái lẽ, để giặc được trốn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.