ĐẠI NAM LIỆT TRUYỆN - TẬP 3 - Trang 295

xuống cho quan thành Gia Định đem bọn Ngọc Vân và tên Yểm hộ tống
cho chúng về thành, bắt chúng phải chiêu tập thổ dân, thổ mục.
Việc giao xuống đình thần bàn, vua y cho. Đến khi bọn Ngọc Vân về thành,
chiêu dụ mãi cũng không công trạng gì. Tại thành ấy đều bị bọn giặc ngăn
chặn, quan quân chỉ ở trong thành và đồn, bảo bên cạnh, đóng binh chống
giữ. Triều đình thường bách thúc đem quân ra đánh, chiếu thư ban xuống
quở mắng quá luôn, Giảng chỉ có dâng sớ xin chịu tội mà thôi. Bèn cùng
bọn Kinh lược Phạm Văn Điển, Đoàn Văn Sách, Nguyễn Công Nhàn, làm
tập tâu rằng: trước đây có xin cho bọn tên Yểm về thành, cũng là một mưu
kế chiêu dụ vỗ về dân chúng, nhưng tên Yểm về đến, không thể tự chủ
được, tất phải lấy ta làm mệnh lệnh, nếu không dùng binh lực lớn, rút cục
vẫn không thể xong. Mà biền binh vất vả lâu đã tật bệnh ngày càng nhiều,
cứ cố thủ thành không, chỉ phí tổn vô ích. Xin rút quân về An Giang, để
xem cơ hội mà hành động. Vua cho là sự thể hiện nay, không thể không
được, chuẩn y cho thi hành. Duy từ Tướng quân trở xuống, phụng hành
không công trạng, thì đều giao đình thần bàn tội.
Mùa thu, tháng 7 quan quân rút về An Giang thì Minh Giảng cũng chết về
tháng ấy. Trước đây sửa sang thành Trấn Tây phần nhiều là công sức của
Minh Giảng, đến bây giờ phải rút quân về thấy uất ức xấu hổ nên cáo là
ốm, không muốn cùng ra mặt các tướng, mới phát bệnh mà chết. Quan tỉnh
đem việc tâu lên. Vua bảo rằng: Minh Giảng mình nhận trọng trách, vỗ trị
trái lẽ, để đến nỗi người thổ không yên, làm phiền đến quan quân tiến đánh
đã lâu, mà chưa xong việc. Đã giao cho Bộ thần nghiêm nghị tội. Không
ngờ đại binh vừa về, mà Giảng vội đã ốm chết. Nghĩ lại năm trước Minh
Giảng làm Tham tán quân vụ làm mất vía bọn giặc ở Vĩnh Long, đánh bại
quân Xiêm ở Thuận Cảng, công trạng rõ rệt, khắc vào bia đá, cũng không
thể ược. Vậy chuẩn cho tước chức hàm Tướng quân của Giảng, để cho rõ
tội, và gia ân chiểu cho hàm Hiệp biện mà cấp cho tiền tuất, được miễn truy
nghị tội. Lại tước cả lương bổng thất phẩm nguyên chi của con Giảng là
Minh Thi.
Tự Đức năm thứ 11, cho liệt vào thờ ở đền Hiền Lương.
Nguyễn Văn Điển

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.