QUYỂN ĐẦU
Bọn chúng tôi là Tổng tài, Toản tu ở Quốc sử quán kính tâu về việc bộ
"Chính biên liệt truyện nhị tập" đã chép xong, xin khắc vào bản in để nêu tỏ
đức sáng to lớn. Thiết nghĩ: Từ xưa minh quân thánh đế chịu đạo lục, giữ
phù thụy (tức là lên làm vua), tất có người ở bên trong bên ngoài giúp đỡ,
mà đạo của vương giả mới nên; có phân biệt được kẻ tốt người xấu mà
chính vương giả mới làm được. Cho nên kinh Thi khen phong hóa của thơ
Quan thư, Lân chỉ, do ở 2 biên Chu Nam, Thiệu Nam mà gây nên; kinh
Dịch xem rồng, hổ, gió, mây theo từng loại, mà muôn vật đều biết cảặc có
người phù tá ngôi báu, nên cột đá ở trong triều đình; hoặc có người trấn thủ
biên cương, vững thành đài ở ngoài muôn dặm; hoặc có người đưa sức ra
trận đánh giặc, oanh liệt một phen; hoặc có người văn chương nổi tiếng
trong nước, thanh giá gấp bội; hoặc có người phong vân thanh nhã, đủ làm
cho kẻ lười tự lập, kẻ tham thành liêm; hoặc có người như ngọc trắng hoàn
toàn, đủ để nêu kẻ thanh liêm, răn kẻ tham nhũng. Dẫu đến kẻ tội ác đầu sỏ,
khó tránh được dưới búa rìu; mà sự thực chép biên đều thấy cả trong sử
sách. Đâu là người thế, việc thế, phải trái có công luận, để làm gương răn
vậy. Thế thì nước phải có sử, mà sử phải có truyện, không phải là cốt để
làm gương răn, mà để mãi đến đời sau ư?
Nhà nước ta nối nghiệp đời trước, gặp vận trung hưng, thánh thần truyền
nối; công đức thịnh nhiều, cố nhiên việc đều khảo xét được, sách có thể tin
chắc được, sử không chép xuể truyền mãi không dừng vậy. Duy đời nào có
người phụ tá đời ấy, người nào có việc làm của người ấy, cho nên thể tài
của nhà chép sử, liệt truyện là một thể của sự vậy. Đó là nhân vật trong thời
nay, đời sau có thể cùng truyền lại được, để đều in thành tập, mới là để làm
gương cho sau này mãi mãi.
Tuy ngày nay xét việc đời trước, thời đại xa gần, hoặc có thiếu sót; nhưng
hỏi rộng nhìn xa, việc làm thực sự hay dở không thể hỗn độn. Truyện tức là
truyền lại, nên làm thành sách để ghi chép. Vâng việc tra xét từ năm Thành